Có thể thay đổi việc áp thuế cho tôm Việt Nam?

19/08/2013 12:00 - 564 lượt xem

Ngoài việc xem lại các yếu tố trong nước, doanh nghiệpViệt Namcòn đợi phán quyết cuối cùng từ phía ITC. 

Liên quan việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra quyết định ápmức thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, CụcQuản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) khẳng định, kết luận của BộThương mại Mỹ không phản ánh đầy đủ bản chất của vụ việc cũng như thực tếdiễn ra tại Việt Nam.

Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể thay đổi được phán quyết nàyhay không? Phóng viên có cuộc trao đổi với bà Phạm Hương Giang, Phó Trưởng banPhòng vệ thương mại, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) về vấn đề này.

PV: Xin bà cho biết ý kiến của Cục Quản lý cạnhtranh trước cáo buộc của phía Mỹ rằng ngành tôm Việt Nam đã nhận các khoản trợ cấp khôngchính đáng từ Chính phủ?

Bà Phạm Hương Giang: Ngay từ khi xảy ra vụ việc,Chính phủ Việt Nam luônkhẳng định nhất quán: Không cung cấp khoản trợ cấp cho doanh nghiệp sản xuất vàxuất khẩu tôm Việt Nam.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra, các doanh nghiệp bị đơncủa Việt Nam cũng như chính phủ Việt Nam đã hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tracủa Hoa Kỳ, thể hiện ở bảng trả lời câu hỏi điều tra đúng hạn, rất hợp táctrong quá trình thẩm tra tại chỗ để giải thích với Hoa Kỳ và cung cấp tài liệubằng chứng chứng minh rằng, Chính phủ Việt Nam không trợ cấp và doanh nghiệpViệt Nam không nhận các khoản trợ cấp từ Chính phủ.

Tuy nhiên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra phán quyết cuốicùng kết luận có tồn tại trợ cấp và áp thuế đối kháng. Có thể nói, kết luận nàycủa DOC là không phản ánh đầy đủ bản chất của vụ việc cũng như thực tế diễn ratại Việt Nam. 

PV: Bà nhận định như thế nào về mức thuế chống trợcấp mà DOC áp cho tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, cũng như những tác động củamức thuế này?

Bà Phạm Hương Giang:  Có thể thấy, mức thuếsuất cuối cùng với bị đơn Nha Trang và với các doanh nghiệp khác đã giảm đángkể so với mức thuế suất sơ bộ mà DOC đưa ra trước đây.

Cụ thể, với Nha Trang từ mức 7,05% xuống còn 1,15%; với cácdoanh nghiệp khác từ 6,07% xuống còn 4,52%. Tuy nhiên, mức thuế suất cuối cùngáp dụng với Công ty Minh Quý lại tăng lên 7,88% do cách tính thuế đối với trợcấp tôm tươi.

Trong 7 quốc gia bị điều tra, mức thuế suất của Việt Nam thấp hơn so với của Trung Quốc, Ấn Độ,Ecuado và Malaysia nhưng lạicao hơn của Indonesiavà Thái Lan.

Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đang chịuthuế chống bán phá giá trong vụ điều ra chống bán phá giá của DOC trước đây,với mức thuế dao động từ 0,53% - 2,76%.

Tôi cho rằng, với mức thuế suất chống trợ cấp này, có thểthấy mức thuế nhập khẩu đối với tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ rất cao,vì phải chịu cùng lúc hai mức thuế là chống trợ cấp và chống bán phá giá.

Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩusang thị trường này. Cụ thể, có thể tác động đến giá thu mua và tâm lý của nhànhập khẩu, khi thấy bị áp dụng mức thuế này dẫn đến tâm lý e ngại mà tìm sangnhà cung cấp nước khác. 

PV: Quyết định của DOC sẽ còn phải phụ thuộc vàoquyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), dự kiến công bốvào ngày 26/9 tới. Cục Quản lý cạnh tranh và các cơ quan liên quan sẽ có độngthái như thế nào để bảo vệ doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất trong nước?

Bà Phạm Hương Giang: Hiện nay, Cục Quản lý cạnhtranh vẫn đang phối hợp luật sư tư vấn của Chính phủ, cũng như phía hiệp hội vàdoanh nghiệp bị đơn để làm rõ hơn phương pháp tính biên độ trợ cấp đối với tômtươi, tức là nguyên liệu đầu vào, do hiện nay mức thuế suất với chương trìnhnày rất là cao.

Trong trường hợp phát hiện sai sót trong cách tính toán củacơ quan điều tra, Chính phủ Việt Nam sẽ đề nghị DOC xem xét sửa đổikết luận về chương trình này. Đồng thời, theo quy định pháp luật chống trợ cấpHoa Kỳ, khi Ủy ban Thương mại quốc tế của Hoa Kỳ (ITC) ra kết luận sản xuất nộiđịa Hoa Kỳ không thiệt hại thì vụ việc sẽ được hủy bỏ.

Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp bị đơn trong vụviệc này cần phải nỗ lực hết sức để kháng kiện tại ITC. Trong lịch sử, một sốvụ việc của các nước, kể cả vụ việc ống thép của Việt Nam, ITC ra quyết địnhngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ không thiệt hại, nên đã không áp thuế. Do đó, vẫncòn khả năng để ngỏ cho chúng ta để theo đuổi trong thời gian này./.

PV: Xin cảm ơn bà!./.

Nguồn: http://www.vasep.com.vn

 

Quảng cáo sản phẩm