Công nghiệp ôtô Việt hướng tới hội nhập AFTA
24/09/2010 12:00
Như DĐDN đã có bài viết: “Công nghiệp ôtô: Đến lúc không thể chờ”, liên quan đến vấn đề làm cách nào để ngành công nghiệp ôtô VN có thể “xâm nhập” trong khu vực, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia, các DN về vấn đề này.
Vì vậy, ngày hôm nay, chúng tôi tiếp tục đề cập đến nội dung chung là liệu công nghiệp ôtô VN có thể hoà nhập với công nghiệp ôtô trong khu vực? Và liệu có cách đi khác với những gì đã đưa ra hay không? Có thể sẽ còn cách khác.
Họ không chọn ?
Họ ở đây – như đã nói là các tập đoàn lớn trên thế giới. Như đã phản ánh và phân tích trong bài viết nêu trên thì việc cố gắng kêu gọi một tập đoàn ôtô lớn chưa đầu tư mạnh vào các nước xung quanh, đầu tư vào VN là điều thực sự cần thiết. Tuy nhiên, một vấn đề dặt ra hiện nay là họ có muốn điều đó hay không ? Có - dựa theo nhận định của hầu hết các chuyên gia và các doanh nghiệp trong ngành. Nhưng, vấn đề quan trọng nhất là cái Có của họ phụ thuộc vào chính sách, vào mục tiêu phát triển công nghiệp và thị trường ôtô của VN như sản lượng bao nhiêu, cơ sở hạ tầng, vấn đề ưu tiên cụ thể, công nghiệp phụ trợ (có thể khác với các “đòi hỏi” khác của nhiều liên doanh đang hoạt động)... Những đòi hỏi của họ là hợp lý, nhằm vào một mục tiêu cũng quá đúng. Đó là đảm bảo sự phù hợp quyền lợi, phát triển của ngành công nghiệp ôtô VN và quyền lợi của chính họ (Có lợi nhuận và có khả năng xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực). Vậy, việc họ có chọn hay không vẫn phải chờ.
Từ sản phẩm cụ thể
Sự phát triển công nghiệp ôtô của các nước đều xuất phát từ một hoặc vài doanh nghiệp, tập đoàn cụ thể chứ không phải phát triển nhiều, ồ ạt, nhưng lại đồng đều như tại VN hiện nay (Nhiều DN làm ôtô, nhiều liên doanh ra đời với sự có mặt của hầu như tất cả những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp ôtô thế giới). Như trên đã phân tích thì muốn phát triển ngành công nghiệp này chúng ta buộc phải học hỏi nước ngoài. Vấn đề là họ có muốn hay không. Điều đó vẫn đang chờ. Mà đã chờ thì muộn, lại phụ thuộc. Vậy có còn cách khác ? Còn. Đó là phải triển khai một hoặc hai dòng xe cụ thể. Thực tế, điều này cũng học từ các nước xunh quanh mà thôi. Có thể lấy ví dụ rất gần về vấn đề này. Đó là Thái Lan với dòng xe bán tải (Pick - up). Hầu như tất cả những tên tuổi lớn của ôtô thế giới đều đầu tư vào đây và đều phát triển mạnh dòng xe này. Và dựa trên dòng xe đó, công nghiệp ôtô của họ phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu dòng xe đó cũng như những dòng xe khác.
VN cũng đã có ý tưởng đó với việc đề ra dòng xe chiến lược, nhưng lại gặp phải sự không thống nhất. Mà sự không thống nhất đó đầu tiên lại xuất phát từ chính các tập đoàn, doanh nghiệp ôtô đang đầu tư vào VN hiện nay. Điều đó là bình thường, xuất phát từ chính lợi ích của mỗi doanh nghiệp. Nhưng tại sao lại không có ai xử lý được sự không thống nhất đó ? Đó cũng chỉ là câu hỏi.
Mới đây, trong một cuộc trao đổi với lãnh đạo của một tập đoàn ôtô lớn thứ ba thế giới về cơ hội của ngành công nghiệp ôtô VN trong khu vực, về việc liệu các tập đoàn có sẵn sàng đầu tư những khoản tiền tương đương với các nước trong khu vực để đầu tư vào VN hay không ? Câu trả lời là khó, rất khó, dù vẫn biết và luôn khẳng định thị trường VN đầy tiềm năng. Lý do là chính sách, chiến lược của VN thiếu tính dài hạn.
Tuy nhiên, rất đáng mừng là ông này lại cho rằng vẫn còn có cơ hội lớn để sản xuất những dòng sản phẩm mang tính toàn cầu, phục vụ cho việc xuất khẩu trong khu vực. Đó là Transit - dòng sản phẩm được tiêu thụ rất tốt ở VN và trong khu vực. Và VN là nước duy nhất lắp ráp sản phẩm này. Hãng này cũng đang nghiên cứu một cách nghiêm túc những cơ hội để xuất khẩu sản phẩm này sang các nước Asean. Nhưng cơ bản vẫn là trong điều kiện chính sách của chính phủ về khuyến khích xuất khẩu hỗ trợ như thế nào.
Hiện các DN ở VN có nhiều sản phẩm được lắp ráp và tiêu thụ tướng đối lớn trong nước. Vậy liệu những sản phẩm đó có khả năng xuất khẩu hay không? Điều đó phụ thuộc vào chính sách của chúng ta như thế nào? Chính sách đó phải xác định được việc nhiều sản phẩm tiêu thụ trong nước tốt, nhưng không thể bán ra nước ngoài. Và cũng có những sản phẩm vừa tiêu thụ tốt trong nước vừa tiêu thụ tốt trong khu vực. Hãy lựa chọn.
Vì vậy, ngày hôm nay, chúng tôi tiếp tục đề cập đến nội dung chung là liệu công nghiệp ôtô VN có thể hoà nhập với công nghiệp ôtô trong khu vực? Và liệu có cách đi khác với những gì đã đưa ra hay không? Có thể sẽ còn cách khác.
Họ không chọn ?
Họ ở đây – như đã nói là các tập đoàn lớn trên thế giới. Như đã phản ánh và phân tích trong bài viết nêu trên thì việc cố gắng kêu gọi một tập đoàn ôtô lớn chưa đầu tư mạnh vào các nước xung quanh, đầu tư vào VN là điều thực sự cần thiết. Tuy nhiên, một vấn đề dặt ra hiện nay là họ có muốn điều đó hay không ? Có - dựa theo nhận định của hầu hết các chuyên gia và các doanh nghiệp trong ngành. Nhưng, vấn đề quan trọng nhất là cái Có của họ phụ thuộc vào chính sách, vào mục tiêu phát triển công nghiệp và thị trường ôtô của VN như sản lượng bao nhiêu, cơ sở hạ tầng, vấn đề ưu tiên cụ thể, công nghiệp phụ trợ (có thể khác với các “đòi hỏi” khác của nhiều liên doanh đang hoạt động)... Những đòi hỏi của họ là hợp lý, nhằm vào một mục tiêu cũng quá đúng. Đó là đảm bảo sự phù hợp quyền lợi, phát triển của ngành công nghiệp ôtô VN và quyền lợi của chính họ (Có lợi nhuận và có khả năng xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực). Vậy, việc họ có chọn hay không vẫn phải chờ.
Từ sản phẩm cụ thể
Sự phát triển công nghiệp ôtô của các nước đều xuất phát từ một hoặc vài doanh nghiệp, tập đoàn cụ thể chứ không phải phát triển nhiều, ồ ạt, nhưng lại đồng đều như tại VN hiện nay (Nhiều DN làm ôtô, nhiều liên doanh ra đời với sự có mặt của hầu như tất cả những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp ôtô thế giới). Như trên đã phân tích thì muốn phát triển ngành công nghiệp này chúng ta buộc phải học hỏi nước ngoài. Vấn đề là họ có muốn hay không. Điều đó vẫn đang chờ. Mà đã chờ thì muộn, lại phụ thuộc. Vậy có còn cách khác ? Còn. Đó là phải triển khai một hoặc hai dòng xe cụ thể. Thực tế, điều này cũng học từ các nước xunh quanh mà thôi. Có thể lấy ví dụ rất gần về vấn đề này. Đó là Thái Lan với dòng xe bán tải (Pick - up). Hầu như tất cả những tên tuổi lớn của ôtô thế giới đều đầu tư vào đây và đều phát triển mạnh dòng xe này. Và dựa trên dòng xe đó, công nghiệp ôtô của họ phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu dòng xe đó cũng như những dòng xe khác.
VN cũng đã có ý tưởng đó với việc đề ra dòng xe chiến lược, nhưng lại gặp phải sự không thống nhất. Mà sự không thống nhất đó đầu tiên lại xuất phát từ chính các tập đoàn, doanh nghiệp ôtô đang đầu tư vào VN hiện nay. Điều đó là bình thường, xuất phát từ chính lợi ích của mỗi doanh nghiệp. Nhưng tại sao lại không có ai xử lý được sự không thống nhất đó ? Đó cũng chỉ là câu hỏi.
Mới đây, trong một cuộc trao đổi với lãnh đạo của một tập đoàn ôtô lớn thứ ba thế giới về cơ hội của ngành công nghiệp ôtô VN trong khu vực, về việc liệu các tập đoàn có sẵn sàng đầu tư những khoản tiền tương đương với các nước trong khu vực để đầu tư vào VN hay không ? Câu trả lời là khó, rất khó, dù vẫn biết và luôn khẳng định thị trường VN đầy tiềm năng. Lý do là chính sách, chiến lược của VN thiếu tính dài hạn.
Tuy nhiên, rất đáng mừng là ông này lại cho rằng vẫn còn có cơ hội lớn để sản xuất những dòng sản phẩm mang tính toàn cầu, phục vụ cho việc xuất khẩu trong khu vực. Đó là Transit - dòng sản phẩm được tiêu thụ rất tốt ở VN và trong khu vực. Và VN là nước duy nhất lắp ráp sản phẩm này. Hãng này cũng đang nghiên cứu một cách nghiêm túc những cơ hội để xuất khẩu sản phẩm này sang các nước Asean. Nhưng cơ bản vẫn là trong điều kiện chính sách của chính phủ về khuyến khích xuất khẩu hỗ trợ như thế nào.
Hiện các DN ở VN có nhiều sản phẩm được lắp ráp và tiêu thụ tướng đối lớn trong nước. Vậy liệu những sản phẩm đó có khả năng xuất khẩu hay không? Điều đó phụ thuộc vào chính sách của chúng ta như thế nào? Chính sách đó phải xác định được việc nhiều sản phẩm tiêu thụ trong nước tốt, nhưng không thể bán ra nước ngoài. Và cũng có những sản phẩm vừa tiêu thụ tốt trong nước vừa tiêu thụ tốt trong khu vực. Hãy lựa chọn.
Nguồn: http://dddn.com.vn
Các tin khác
- NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115% (13/05/2025)
- Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ (12/05/2025)
- Nông sản Việt trước bài toán tiêu chuẩn, chất lượng của EU (12/05/2025)
- Tìm cách gia tăng nhập khẩu nông sản từ Mỹ (12/05/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu tại nhiều thị trường mới (12/05/2025)