Công ước Viên, chuyện đã rất gần
11/09/2015 12:00
Hiện nay, Công ước Viên năm 1980 (CISG; hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) là một trong những công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất, với 83 thành viên (tính đến 1/4/ 2015) và hơn 2.500 án lệ, điều chỉnh khoảng 2/3 tổng giao dịch thương mại quốc tế. CISG điều chỉnh hầu hết mọi vấn đề pháp lý cơ bản có thể phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như: giá trị pháp lý, thời hạn hiệu lực của chào hàng, của chấp nhận chào hàng; quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua; các biện pháp mà một bên có được khi bên kia vi phạm hợp đồng… Việc Việt Nam gia nhập Công ước này vừa được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét tại phiên họp thứ 40 của Ủy ban.
Doanh nghiệp sẽ được lợi
Trước hết, việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 sẽ giúp thống nhất pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới. “Những lợi ích này càng được nhấn mạnh khi hầu hết các cường quốc thương mại trên thế giới đều đã gia nhập Công ước Viên, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Canada, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Các công ty, doanh nghiệp của những nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng Công ước Viên cho các hợp đồng mua bán hàng hóa ký với các đối tác nước ngoài. Họ sẽ yên tâm hơn về nguồn luật áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa ký với các đối tác Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Công ước này” – Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói tại phiên họp UBTVQH.
Vẫn theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ được hưởng lợi ích lớn và trực tiếp từ Công ước Viên: tiết kiệm được chi phí và hạn chế các tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng – một vấn đề luôn gây tranh cãi và khó khăn trong đàm phán. Mặt khác, doanh nghiệp cũng tránh được việc phải sử dụng đến quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Đáng lưu ý là Công ước chỉ áp dụng “nếu các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận khác”. Vì vậy, quyền tự do lựa chọn luật áp dụng của các bên vẫn nguyên vẹn và Công ước không áp đặt hay làm ảnh hưởng đến quyền tự quyết trong lựa chọn luật áp dụng của các bên. Ngoài ra, các điều khoản của Công ước Viên năm 1980 còn tạo được sự bình đẳng về nội dung giữa người mua và người bán trong quan hệ hợp đồng, giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế.
Kinh nghiệm của người đi trước
Có một điều đáng ngạc nhiên là Vương quốc Anh, một trong những cường quốc có thế mạnh về buôn bán quốc tế, đến nay vẫn chưa phê chuẩn CISG, thậm chí chưa có động thái gì cho thấy họ sẽ xem xét việc gia nhập Công ước. Nhật Bản – nền kinh tế có quy mô lớn thứ 3 trên thế giới – cũng chỉ tham gia sau gần 30 năm CISG được phê duyệt và sau gần 20 năm kể từ khi CISG chính thức có hiệu lực. Sự dè dặt này là do đâu?
Theo các nhà phân tích quốc tế của tờ The Economist, có nhiều lý do cho việc CISG bị Vương quốc Anh thờ ơ. Giải thích được nhiều người chấp nhận hơn cả là Luật Mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh là một văn bản có sức ảnh hưởng rất lớn trong mua bán hàng hóa quốc tế và là niềm tự hào của các luật gia Anh. Việc tham gia CISG có thể làm giảm sức ảnh hưởng này, đặc biệt là với một quốc gia “bảo thủ” như Vương quốc Anh, rõ ràng không phải là điều họ mong muốn.
Ở trường hợp Nhật Bản, chưa bao giờ nước này tỏ ý phản đối việc tham gia Công ước Viên 1980. Song, trong khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế, ưu tiên hàng đầu đối với Chính phủ Nhật là thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác, vào thập niên 90 chỉ có khoảng 30 nước tham gia CISG, chưa có một xu hướng rõ rệt hay câu trả lời chính xác rằng, CISG sẽ được sử dụng rộng rãi hay không. CISG cũng chưa nhận được sự hậu thuẫn về kinh tế từ các tập đoàn kinh doanh lớn. Tuy nhiên, bối cảnh đã khác và đất nước Mặt trời mọc đã chính thức trở thành thành viên Công ước này vào ngày 1/8/2009.
Khi hợp đồng không nêu rõ nguồn luật, nếu các bên đều là thành viên Công ước thì Công ước sẽ tự động được áp dụng
Tại ASEAN, trong bối cảnh hoạt động thương mại ở khu vực này đang gia tăng nhanh chóng, xu hướng ủng hộ CISG là rất rõ nét, mặc dù khá nhiều nước trong khối (trừ Singapore) vẫn chưa phải là thành viên của Công ước. Tại Diễn đàn Pháp luật ASEAN lần thứ ba, các quốc gia ASEAN đã khuyến nghị các quốc gia gia nhập Công ước Viên năm 1980 nhằm hài hòa hóa pháp luật về mua bán hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN. Thái Lan, Philippines, Indonesia đều đang tỏ rõ ý định gia nhập CISG.
Thách thức là gì?
Mặc dù các quy định của Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung, nhưng một số quy định của Công ước còn khác biệt (hoặc chi tiết hơn, hoặc chưa có quy định tương ứng trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội). “Tuy nhiên, các quy định đó hoặc có thể bảo lưu khi Việt Nam gia nhập Công ước hoặc không có sự mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ thống luật, nên khi gia nhập, Việt Nam không phải sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật”, ông Ngô Đức Mạnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết.
Khó khăn thực sự, theo ông Mạnh, nằm ở chỗ nhận thức của các doanh nghiệp trong nước đối với nội dung Công ước còn hạn chế. Trong trường hợp hợp đồng không nêu rõ nguồn luật, nếu các bên đều là quốc gia thành viên Công ước thì Công ước sẽ tự động được áp dụng. Trong trường hợp này khó khăn có thể xảy ra cho những doanh nghiệp Việt Nam nào không nhận thức được nội dung Công ước.
Những khác biệt
* Những nội dung khác biệt của Công ước Viên so với luật pháp trong nước liên quan đến hiệu lực của hợp đồng và thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa; hình thức của hợp đồng; hiệu lực của chào hàng; các chế tài trong trường hợp vi phạm hợp đồng; giao kết hợp đồng và miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
* Trong đó chỉ có nội dung liên quan tới hình thức của hợp đồng là có mâu thuẫn đáng kể với luật pháp trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tuyên bố bảo lưu nội dung này.
Trước hết, việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 sẽ giúp thống nhất pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới. “Những lợi ích này càng được nhấn mạnh khi hầu hết các cường quốc thương mại trên thế giới đều đã gia nhập Công ước Viên, trong đó có rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Canada, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Các công ty, doanh nghiệp của những nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng Công ước Viên cho các hợp đồng mua bán hàng hóa ký với các đối tác nước ngoài. Họ sẽ yên tâm hơn về nguồn luật áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa ký với các đối tác Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Công ước này” – Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói tại phiên họp UBTVQH.
Vẫn theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ được hưởng lợi ích lớn và trực tiếp từ Công ước Viên: tiết kiệm được chi phí và hạn chế các tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng – một vấn đề luôn gây tranh cãi và khó khăn trong đàm phán. Mặt khác, doanh nghiệp cũng tránh được việc phải sử dụng đến quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Đáng lưu ý là Công ước chỉ áp dụng “nếu các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận khác”. Vì vậy, quyền tự do lựa chọn luật áp dụng của các bên vẫn nguyên vẹn và Công ước không áp đặt hay làm ảnh hưởng đến quyền tự quyết trong lựa chọn luật áp dụng của các bên. Ngoài ra, các điều khoản của Công ước Viên năm 1980 còn tạo được sự bình đẳng về nội dung giữa người mua và người bán trong quan hệ hợp đồng, giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế.
Kinh nghiệm của người đi trước
Có một điều đáng ngạc nhiên là Vương quốc Anh, một trong những cường quốc có thế mạnh về buôn bán quốc tế, đến nay vẫn chưa phê chuẩn CISG, thậm chí chưa có động thái gì cho thấy họ sẽ xem xét việc gia nhập Công ước. Nhật Bản – nền kinh tế có quy mô lớn thứ 3 trên thế giới – cũng chỉ tham gia sau gần 30 năm CISG được phê duyệt và sau gần 20 năm kể từ khi CISG chính thức có hiệu lực. Sự dè dặt này là do đâu?
Theo các nhà phân tích quốc tế của tờ The Economist, có nhiều lý do cho việc CISG bị Vương quốc Anh thờ ơ. Giải thích được nhiều người chấp nhận hơn cả là Luật Mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh là một văn bản có sức ảnh hưởng rất lớn trong mua bán hàng hóa quốc tế và là niềm tự hào của các luật gia Anh. Việc tham gia CISG có thể làm giảm sức ảnh hưởng này, đặc biệt là với một quốc gia “bảo thủ” như Vương quốc Anh, rõ ràng không phải là điều họ mong muốn.
Ở trường hợp Nhật Bản, chưa bao giờ nước này tỏ ý phản đối việc tham gia Công ước Viên 1980. Song, trong khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế, ưu tiên hàng đầu đối với Chính phủ Nhật là thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác, vào thập niên 90 chỉ có khoảng 30 nước tham gia CISG, chưa có một xu hướng rõ rệt hay câu trả lời chính xác rằng, CISG sẽ được sử dụng rộng rãi hay không. CISG cũng chưa nhận được sự hậu thuẫn về kinh tế từ các tập đoàn kinh doanh lớn. Tuy nhiên, bối cảnh đã khác và đất nước Mặt trời mọc đã chính thức trở thành thành viên Công ước này vào ngày 1/8/2009.
Khi hợp đồng không nêu rõ nguồn luật, nếu các bên đều là thành viên Công ước thì Công ước sẽ tự động được áp dụng
Tại ASEAN, trong bối cảnh hoạt động thương mại ở khu vực này đang gia tăng nhanh chóng, xu hướng ủng hộ CISG là rất rõ nét, mặc dù khá nhiều nước trong khối (trừ Singapore) vẫn chưa phải là thành viên của Công ước. Tại Diễn đàn Pháp luật ASEAN lần thứ ba, các quốc gia ASEAN đã khuyến nghị các quốc gia gia nhập Công ước Viên năm 1980 nhằm hài hòa hóa pháp luật về mua bán hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN. Thái Lan, Philippines, Indonesia đều đang tỏ rõ ý định gia nhập CISG.
Thách thức là gì?
Mặc dù các quy định của Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung, nhưng một số quy định của Công ước còn khác biệt (hoặc chi tiết hơn, hoặc chưa có quy định tương ứng trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội). “Tuy nhiên, các quy định đó hoặc có thể bảo lưu khi Việt Nam gia nhập Công ước hoặc không có sự mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ thống luật, nên khi gia nhập, Việt Nam không phải sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật”, ông Ngô Đức Mạnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết.
Khó khăn thực sự, theo ông Mạnh, nằm ở chỗ nhận thức của các doanh nghiệp trong nước đối với nội dung Công ước còn hạn chế. Trong trường hợp hợp đồng không nêu rõ nguồn luật, nếu các bên đều là quốc gia thành viên Công ước thì Công ước sẽ tự động được áp dụng. Trong trường hợp này khó khăn có thể xảy ra cho những doanh nghiệp Việt Nam nào không nhận thức được nội dung Công ước.
Những khác biệt
* Những nội dung khác biệt của Công ước Viên so với luật pháp trong nước liên quan đến hiệu lực của hợp đồng và thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa; hình thức của hợp đồng; hiệu lực của chào hàng; các chế tài trong trường hợp vi phạm hợp đồng; giao kết hợp đồng và miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
* Trong đó chỉ có nội dung liên quan tới hình thức của hợp đồng là có mâu thuẫn đáng kể với luật pháp trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tuyên bố bảo lưu nội dung này.
Các tin khác
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng (28/04/2025)
- Ứng phó biến động thương mại toàn cầu: Kích cầu tiêu dùng nội địa, đa dạng thị trường xuất khẩu (28/04/2025)
- Xuất khẩu sang Mỹ gặp khó, doanh nghiệp nỗ lực tìm thị trường mới (25/04/2025)
- Kiểm soát chặt sản phẩm xuất khẩu 'đội lốt' hàng Việt (25/04/2025)
- Giảm “áp lực” từ thị trường Hoa Kỳ, ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới (25/04/2025)