CPVTM thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp CBPG đối với sợi dài làm từ polyester từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc
04/09/2024 07:28
Ngày 28 tháng 9 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2302⁄QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hoà Ấn Độ, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Ngày 01 tháng 11 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2866/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Điều 58 (1) Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định: “trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức hoặc quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 của Nghị định này có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát, trừ trường hợp thời hạn nộp hồ sơ ít hơn 09 tháng tính đến thời hạn Bộ trưởng Bộ Công Thương phải quyết định có tiến hành rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay không”
Theo đó, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP có quyền nộp hồ sơ theo yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp CBPG đối với sản phẩm sợi dài làm từ polyester. Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2024.
Hồ sơ phải được nộp trực tiếp tại Cục Phòng vệ thương mại trong thời hạn nêu trên theo địa chỉ như sau:
Cục Phòng vệ thương mại – Tầng 8, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (024) 7303.7898, máy lẻ 111
Nguồn: Cục Phòng vệ thương mại
Các tin khác
- Nâng sức chống chịu cho doanh nghiệp cá tra trong "bão" thuế quan (21/04/2025)
- Ngành hồ tiêu Việt Nam linh hoạt tìm đường giữa sóng gió thuế quan (21/04/2025)
- Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc (21/04/2025)
- Xuất khẩu nông sản tận dụng “khoảng lặng” để giữ thị trường Hoa Kỳ (21/04/2025)
- Xuất khẩu rau quả: Đầu "không xuôi", đuôi "khó lọt" (21/04/2025)