Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay

10/11/2008 12:00 - 1746 lượt xem

Như tin đã đưa, hiện đã xuất hiện những yếu tố thực sự đáng lo ngại về khả năng duy trì mức xuất khẩu tăng trưởng cao trong 4 tháng cuối năm và cả cho năm 2009. Các yếu tố bất lợi cũng bắt đầu lộ rõ, trong đó nguy cơ thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp. Trước hết, dự báo xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Mỹ sẽ bị tác động tiêu cực do nhu cầu ở các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ bị thu hẹp. Trong lĩnh vực thương mại, một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao thì nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Với Việt Nam cũng vậy, hiện nay 60% GDP của chúng ta là để phục vụ cho xuất khẩu, mà Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản của Việt Nam.


Khủng hoảng tài chính của Mỹ có thể làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giảm mạnh vì nguyên nhân chủ yếu là do hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Mỹ, và sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.


Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở Châu á còn phải chịu những tác động sâu xa hơn từ việc thị trường xuất khẩu lớn nhất bị suy thoái. Mỹ là một nền kinh tế 70% tiêu dùng. Một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung tiền chi tiêu mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm... thì các nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.


Dự báo, xuất khẩu trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Với tình hình kinh tế Mỹ khủng hoảng và tác động tới nhiều nước khác, nhu cầu nhập khẩu trên thế giới sẽ thu hẹp. Ngoài ra, kinh tế toàn cầu suy thoái nên giá cả cũng có xu hướng giảm dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu cũng bị giảm. Như vậy, cần phải hiểu xuất khẩu không chỉ là tối đa hoá số lượng mà còn là tối đa hoá hiệu quả và muốn tối đa hoá hiệu quả thì phải đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.


Các yếu tố tác động đến xuất khẩu không phải đều bất lợi. Do đó, có nhiều căn cứ cho thấy kim ngạch xuất khẩu các tháng cuối năm bị chững lại, không giống như các tháng cuối năm trước thường tăng cao so với đầu năm và tình hình sẽ còn khó khăn hơn trong năm sau. Vì vậy, vào thời điểm này Việt Nam nên đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và đối tác thương mại.


Hiện nay, trong số những nhóm, ngành hàng xuất khẩu quan trọng có 2 nhóm hàng nông-lâm-hải sản và nhóm khoáng sản khó có sự tăng trưởng về lượng trong lúc giá thế giới đang “tụt dốc” mạnh. Sản lượng gạo có thể tăng thêm 1 triệu tấn, nhưng giá gạo thế giới đang giảm và dự báo trong những tháng cuối năm có thể chỉ đạt 450-500 USD/tấn; Cà phê, hạt tiêu không tăng về lượng, lại đang chững về giá. Khoáng sản, dầu thô đạt hơn 60% kế hoạch xuất khẩu, trong khi đó thời gian chỉ còn hơn 2 tháng mà phải “gánh” gần 40% kế hoạch, lại vào mùa khó khai thác. Giá dầu thô thế giới đã giảm 20% so với lúc cao nhất, đang tiếp tục giảm. Như vậy, hy vọng tăng trưởng xuất khẩu chỉ còn trông vào nhóm hàng công nghiệp đang vào vụ mùa xuất khẩu chính. Tuy nhiên, một số mặt hàng công nghiệp được kỳ vọng tăng trưởng mạnh cũng đang chững lại.


Dự báo, tình hình xuất khẩu sẽ còn khó khăn hơn trong thời gian tới khi thị trường của Việt Nam có khả năng bị thu hẹp. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã và đang ảnh hưởng lớn đến tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, vốn là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Do vậy, gánh nặng tăng trưởng xuất khẩu đang dồn lên vai những người điều hành xuất khẩu và ở đây là trách nhiệm của Bộ Công Thương.


Cơ cấu xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện dựa vào 3 nhóm hàng chính, đó là hàng Nông-thủy sản (chủ yếu chưa qua chế biến hoặc sơ chế), khoáng sản và công nghiệp. Trong đó, lượng xuất khẩu nông - thủy sản và khoáng sản đã đến ngưỡng, còn hàng công nghiệp chủ yếu là gia công, giá trị gia tăng trên các mặt hàng này thấp, khoảng 25% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, bài toán tăng số ngoại tệ thu về hiệu quả nhất của xuất khẩu hiện nay và trong tương lai không phải là tăng số lượng, mà là tăng tỷ trọng nội địa hóa và hàm lượng công nghệ trên sản phẩm, cũng như tỷ trọng hàng công nghệ trong cơ cấu xuất khẩu.


Được biết, kim ngạch xuất khẩu thực tế trong 10 ngày giữa tháng 9 đạt 1,87 tỷ USD, tăng 38,3% so cùng kỳ năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu kỳ này là nhờ vào khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản và khoáng sản tăng mạnh. Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu trong kỳ đạt 117 ngàn tấn, tăng 77,7% so với 10 ngày đầu tháng nhưng vẫn giảm tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái; cà fê đạt 18 ngàn tấn, tăng 17,9% so với kỳ trước và tăng 55,6% so cùng kỳ 2007; dầu thô đạt 437 ngàn tấn, tăng 18,7% so với kỳ trước và tăng tới 60% so với cùng kỳ năm 2007. Nếu không tính tới mặt hàng dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 24,24% so với cùng kỳ năm ngoái.


Trong khi các mặt hàng khoáng sản và nông lâm sản tăng khá thì các mặt hàng công nghiệp chủ lực như dệt may, sản phẩm gỗ, máy tính và linh kiện... lại tăng chậm, lần lượt 2,93%; 6,13% và 2,75%.


Trong khi hầu hết lượng xuất khẩu đạt khá thì giá xuất khẩu lại giảm. Cụ thể, so với 10 ngày đầu tháng 9, giá xuất khẩu cà fê giảm 1,83%; xuống còn 2.086 USD/tấn; hạt tiêu giảm 7,1% xuống còn 3.287 USD/tấn; gạo giảm 13% xuống còn 661 USD/tấn; cao su giảm 1% xuống còn 2.765 USD tấn; dầu thô giảm 4,87% xuống còn 837 USD/tấn...

 

Thống kê xuất khẩu thực tế 10 ngày giữa tháng 9 và luỹ kế đến 20/9/08

Tên hàng

ĐVT

Kỳ II tháng 9/08

So với kỳ I/9/08

So với kỳ II/9/07

Luỹ kế đến 20/9/2008

So với cùng kỳ 2007

Lượng

Trị giá

% lượng

% trị giá

% lượng

% trị giá

Lượng

Trị giá

% lượng

% trị giá

Hải sản

USD

 

162.748 

 

17,6 

 

31,6 

 

3.181.795 

 

23,2 

Sữa và SP sữa

USD

 

3.026 

 

140,9 

 

214,6 

 

59.097 

 

261,6 

Hàng rau quả

USD

 

8.130 

 

14,5 

 

30,8 

 

267.521 

 

24,5 

Hạt điều

Tấn

4.997 

29.752 

2,5 

7,5 

9,7 

47,2 

116.947 

656.355 

13,1 

51,9 

Cà phê

Tấn

18.090 

37.735 

17,9 

15,7 

55,6 

84,5 

750.497 

1.580.017 

-21,6 

9,6 

Chè

Tấn

3.436 

5.090 

12,3 

11,9 

-14,1 

-6,8 

75.666 

105.169 

-2,1 

28,2 

Hạt tiêu

Tấn

2.278 

7.488 

23,0 

14,3 

4,5 

-8,5 

69.654 

244.731 

10,9 

22,5 

Quế

Tấn

354 

394 

54,6 

57,0 

-14,5 

-13,0 

10.529 

12.617 

5,4 

17,4 

Gạo

Tấn

117.676 

77.751 

34,9 

17,3 

-45,8 

9,5 

3.499.758 

2.330.296 

-10,1 

87,5 

Lạc nhân

Tấn

149 

169 

-48,1 

-36,5 

-84,4 

-82,1 

10.770 

10.047 

-68,3 

-64,3 

Dầu mỡ động, thực vật

USD

 

3.140 

 

13,6 

 

108,5 

 

80.088 

 

165,3 

Đường

Tấn

1.006 

402 

367,9 

341,8 

64,6 

61,4 

11.041 

4.160 

-1,2 

-1,9 

Mỹ ăn liền

USD

 

3.364 

 

61,8 

 

36,7 

 

79.850 

 

42,7 

Than đá

Tấn

221.119 

22.830 

-61,3 

-59,8 

-69,4 

11,0 

16.573 

1.091.314 

-26,8 

55,3 

Dầu thô

Tấn

437.501 

366.457 

18,7 

12,9 

60,0 

158,8 

9.863.000 

8.648.825 

-7,6 

58,7 

SP nhựa

USD

 

28.745 

 

11,7 

 

21,6 

 

643.573 

 

33,2 

Cao su

Tấn

21.133 

58.431 

-16,7 

-17,5 

-24,8 

8,9 

426.700 

1.158.892 

-9,5 

30,5 

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

USD

 

21.102 

 

27,4 

 

29,7 

 

577.917 

 

30,2 

Sản phẩm mây tre, cói, thảm

USD

 

6.092 

 

17,7 

 

10,1 

 

158.692 

 

1,1 

Gỗ và SP gỗ

USD

 

73.130 

 

21,6 

 

2,7 

 

1.957.982 

 

20,3 

Sản phẩm gốm sứ

USD

 

7.926 

 

21,5 

 

-3,8 

 

245.738 

 

4,5 

Đá quý và kim loại quý

USD

 

3.472 

 

-21,4 

 

-52,1 

 

689.143 

 

451,1 

Hàng dệt may

USD

 

274.798 

 

11,3 

 

2,9 

 

6.545.148 

 

19,3 

Giầy dép

USD

 

105.801 

 

22,0 

 

13,9 

 

3.314.609 

 

17,9 

Thiếc

Tấn

20 

266 

 

 

 

 

1.764 

31.858 

19,2 

72,5 

Linh kiện điện tử và vi tính

USD

 

89.741 

 

17,2 

 

6,1 

 

1.833.126 

 

26,7 

Dây điện và dây cáp điện

USD

 

32.501 

 

50,8 

 

16,3 

 

719.769 

 

21,6 

Xe đạp và phụ tùng

USD

 

3.178 

 

28,1 

 

61,1 

 

64.189 

 

10,2 

Đồ chơi trẻ em

USD

 

2.798 

 

-22,6 

 

5,3 

 

76.457 

 

44,9 

Hàng hóa khác

USD

 

437.220 

 

30,8 

 

62,6 

 

10.296.361 

 

62,9 

Tổng

USD

 

1.873.680

 

14,8

 

38,3

 

46.891.065

 

40,5

Nguồn: Tổng cục hải quan

 

Một số giải pháp trong những tháng cuối năm:


Dự báo, với các công ty sản xuất tham gia chặt chẽ vào thị trường ngoại thương, hàng xuất khẩu từ Việt Nam có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi tiền bán (vừa từ phía người mua và từ phía ngân hàng cấp tín dụng). Ngược lại, việc nhập khẩu cũng sẽ khó khăn nếu không có tiền mặt, vì các công ty bán sẽ từ chối bán thông qua tín dụng ngắn hạn. Để đối phó với tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công Thương cần có nhóm công tác chỉ đạo linh hoạt và cấp tốc việc chọn đối tác ngân hàng cấp tín dụng nước ngoài và cấp tín dụng ngắn hạn, bảo đảm tiến độ sản xuất phục vụ xuất - nhập khẩu của những công ty đáng tin cậy.


Về mặt tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét kế hoạch tín dụng tương lai trong hệ thống ngân hàng, bảo đảm có thể đối phó với tình trạng thiếu tín dụng nói chung trước mắt và trong những năm tới, đặc biệt là tín dụng từ nước ngoài.
Về phía Bộ Công Thương, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành để tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng gạo, dệt may theo mục tiêu kim ngạch đã đề ra. Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường trong những tháng còn lại của năm.


Về việc hỗ trợ xuất khẩu bằng biện pháp tỷ giá:


Hiện nay, một trong những biện pháp nhằm tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu được đề cập nhiều đến đó là nới lỏng các quy định về vay vốn ngoại tệ và dãn biên độ tỷ giá giữa VND và USD trên mức 2%. Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu không bị thiệt hại khi lãi suất giữa VND và USD quá chênh lệch.


Được biết, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên xem xét khả năng áp dụng bài học phá giá đồng nội tệ như Trung Quốc đã lèm để có lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, không thể làm theo cách này vì bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện đã khác. Hơn nữa, Trung Quốc có được thành công nhờ tiềm lực kinh tế mạnh và tận dụng khả năng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Với hoàn cảnh Việt nam hiện nay, phá giá đồng nội tệ sẽ khiến thâm hụt thương mại thêm trầm trọng vì độ co giãn giữa xuất- nhập khẩu không đủ lớn và tăng tỷ giá sẽ khiến cho giá cả hàng hoá trong nước sẽ tăng lên, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước và kéo tỷ trọng xuất khẩu xuống. Do vậy, điều này sẽ làm gia tăng lạm phát.


Có thể khẳng định, Việt nam không thể đạt được cả hai mục tiêu vừa thúc đẩy xuất khẩu bằng cách duy trì tỷ giá như hiện nay vừa muốn giảm nhập siêu. Nếu chấp nhận nhập siêu cần biết tận dụng nhập siêu để công nghệ hoá thành công như bài học của Hàn Quốc…

Nguồn: thongtinthuongmai.com.vn
Quảng cáo sản phẩm