Đàm phán về quyền sở hữu trí tuệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản đang bế tắc
11/08/2010 12:00
Đàm phán giữa Ấn Độ và Nhật Bản về hiệp định thương mại và đầu tư đang đi vào bế tắc về lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mặc dù các vấn đề khác đã được giải quyết.
Nhật Bản muốn thỏa thuận song phương dựa trên thỏa thuận quốc tế về lĩnh vực sở hữu trí tuệ (TRIPs), trong khi đó Ấn Độ không sẵn sàng đưa nghĩa vụ theo cơ chế đa phương.
Cam kết sở hữu trí tuệ bổ sung (TRIPs+) yêu cầu Ấn Độ thắt chặt chế độ bảo hộ hơn nữa. (TRIPs là vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại).
Theo một quan chức Ấn Độ: “ Nhật Bản và Ấn Độ đang tiến tới việc ký kết thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện nhưng vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cần được giải quyết đầu tiên”.
Cả Ấn Độ và Nhật Bản đang mong muốn gói gọn việc đàm phán trong vòng 2 tháng tới và Hiệp định có thể ký kết trong dịp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm Tokyo trong tháng 10 năm nay.
Những vấn đề còn bất đồng khác bao gồm tự do hóa ngân hàng và mở rộng hơn nữa việc gia nhập thị trường của các ngành nhạy cảm như ôtô có thỏa thuận nhiều hơn hay ít hơn.
Nhật Bản đang là nước thặng dư thương mại với Ấn Độ trong một vài năm qua. Trong năm 2008-2009, Ấn Độ xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản với giá trị 30.257,5 triệu Rupi và nhập khẩu từ Nhật Bản là 78.862,7 triệu Rupi (1 USD tương đương 45 Rupi)./.
Nhật Bản muốn thỏa thuận song phương dựa trên thỏa thuận quốc tế về lĩnh vực sở hữu trí tuệ (TRIPs), trong khi đó Ấn Độ không sẵn sàng đưa nghĩa vụ theo cơ chế đa phương.
Cam kết sở hữu trí tuệ bổ sung (TRIPs+) yêu cầu Ấn Độ thắt chặt chế độ bảo hộ hơn nữa. (TRIPs là vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại).
Theo một quan chức Ấn Độ: “ Nhật Bản và Ấn Độ đang tiến tới việc ký kết thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện nhưng vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cần được giải quyết đầu tiên”.
Cả Ấn Độ và Nhật Bản đang mong muốn gói gọn việc đàm phán trong vòng 2 tháng tới và Hiệp định có thể ký kết trong dịp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm Tokyo trong tháng 10 năm nay.
Những vấn đề còn bất đồng khác bao gồm tự do hóa ngân hàng và mở rộng hơn nữa việc gia nhập thị trường của các ngành nhạy cảm như ôtô có thỏa thuận nhiều hơn hay ít hơn.
Nhật Bản đang là nước thặng dư thương mại với Ấn Độ trong một vài năm qua. Trong năm 2008-2009, Ấn Độ xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản với giá trị 30.257,5 triệu Rupi và nhập khẩu từ Nhật Bản là 78.862,7 triệu Rupi (1 USD tương đương 45 Rupi)./.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)