Đánh giá tác động của FTA ASEAN – Ấn Độ tới trao đổi thương mại giữa Việt Nam với Ấn Độ

19/05/2014 02:51 - 583 lượt xem

Tại Hội nghị Bộ trưởngKinh tế ASEAN-Ấn Độ vào tháng 8 năm 2009, hai bên đã ký kết Hiệp định Thương mạihàng hoá ASEAN - Ấn Độ (AITIG).

Hiệp định gồm 24 điều với nội dung chính là thiết lập lộtrình cam kết giảm thuế đã được các nước ASEAN và Ấn Độ thống nhất. Ngoài ra,AITIG cũng quy định về quy tắc xuất xứ, thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp,các biện pháp phi quan thuế, minh bạch hoá, chính sách, rà soát, sửa đổi cam kết,biện pháp tự vệ, ngoại lệ. Bên cạnh đó, nhân dịp ký kết Hiệp định AITIG, ngày25 tháng 10 năm 2009, Ấn Độ cũng đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trườngđầy đủ (MES).

Theo Hiệp định, lộ trình cắt giảm thuế được chia theo 5 danhmục có tiến độ và mức độ giảm thuế khác nhau, bao gồm Danh mục giảm thuế thôngthường (NT), Danh mục nhạy cảm (SL), Danh mục nhạy cảm cao (HSL), Danh mục cácsản phẩm đặc biệt và Danh mục loại trừ (EL). Với tư cách là nước thành viên mớicủa ASEAN (CLMV), Việt Nam được cắt giảm thuế theo lộ trình dài hơn 05 năm so vớicác nước ASEAN và Ấn Độ. Tuy có lộ trình dài hơn nhưng Việt Nam vẫn được hưởngđầy đủ ưu đãi từ cam kết giảm thuế của Ấn Độ và các nước ASEAN khác. Danh mụcgiảm thuế thông thường (NT) của Việt Nam gồm 80% số dòng thuế sẽ giảm xuống 0%ngày 31/12/2017. Trong đó, 9% tổng số dòng thuế sẽ được linh hoạt giảm xuống 0%từ 31/12/2020 (NT2). Danh mục loại trừ (EL) của Việt Nam gồm 485 dòng thuế, lànhững sản phẩm không thuộc đối tượng cắt giảm thuế. Với diện loại trừ rộng, hầuhết các sản phẩm mà Việt nam có nhu cầu bảo hộ đều được đưa vào Danh mục EL.

Về cam kết của Ấn Độ, Ấn Độ cam kết cắt giảm thuế quan đối vớinhiều mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như hàng may mặc, dày dép, gỗvà sản phẩm gỗ, thủy sản, than đá, cao su, sắt thép v.v. Ngoài ra, theo yêu cầucủa Việt Nam, Ấn Độ nhất trí giảm thuế đối xuống còn 45% đối với cà phê và chèđen, và 50% đối với hạt tiêu vào năm 2018. Đây là các sản phẩm được cho là rấtnhạy cảm với Ấn Độ nhưng lại có lợi ích xuất khẩu đặc biệt đối với Việt Nam.Danh mục loại trừ của Ấn Độ gồm 489 dòng thuế, chiếm 5% trị giá kim ngạchthương mại.

Tăng cường quan hệ với ASEAN là trọng tâm chính sách “hướngĐông” của Ấn Độ được ban hành năm 1991. Với sự ra đời của Hiệp định thương mạihàng hóa ASEAN - Ấn Độ, đã mở ra một thị trường 1,8 tỉ người với GDP khoảng 3,8tỉ USD.

Tác động của Hiệp định đến quan hệ thương mại Việt Nam – ẤnĐộ

Với dân số trên 1,2 tỷ dân, có sức mua lớn thì Ấn Độ là thịtrường đầy tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Nền kinh tế giữa hainước cũng có nhiều điểm bổ sung cho nhau. Hiện nay, Ấn Độ là một trong mười đốitác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Về thương mại, thúc đẩy xuất khẩu là tác động lớn nhất vàquan trọng nhất mà AITIG mang lại. Thông qua Hiệp định, hàng xuất khẩu của tađã, đang và sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Thực tế chỉ ra FTA ASEAN – ẤnĐộ đã góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam và các đối tác ASEANvới Ấn Độ.

Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng trưởngấn tượng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực năm 2010 đến nay và chênh lệch thươngmại giữa hai nước được thu hẹp. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan,kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng trưởng ấntượng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu từViệt Nam sang Ấn Độ tăng mạnh, mặc dù ta vẫn nhập siêu từ Ấn Độ tuy nhiên chênhlệch cán cân thương mại giữa hai nước được thu hẹp đáng kể. Nếu xét về giá trịtuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 3 nămtừ 2011-2013 (đạt 5,7 tỷ đô-la Mỹ) cao gấp 5 lần kim ngạch giai đoạn 2007-2009(1,13 tỷ USD). Xuất khẩu tăng trưởng ổn định hơn trong giai đoạn sau khi FTA cóhiệu lực, năm 2010 tăng 136%, năm 2011 tăng 56%, năm 2012 tăng 15% và năm 2013tăng 32%, tốc độ tăng trưởng trung bình 35%/năm, cao hơn so với các thị trườngkhác khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á. Chỉ riêng trong năm 2013, kim ngạch xuấtkhẩu hàng hóa sang thị trường Ấn Độ chiếm xấp xỉ ¾ tổng kim ngạch xuất khẩusang thị trường Nam Á.

Nguồn:Trang thông tin điện tử Bộ công thương

 

Quảng cáo sản phẩm