Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đồng thời đây cũng là quốc gia thường xuyên tiến hành các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của nước ta.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho biết, gạo là mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây vào Bắc Âu là mặt hàng gạo. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, lượng nhập khẩu gạo của Thuỵ Điển từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể.
Ngày 20 tháng 4 năm 2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt 150 nghìn tấn, đem về 343 triệu USD; giảm 4,7% về lượng và giảm 5,4% về kim ngạch so với tháng 4/2022. Tuy nhiên so với tháng 5/2021, xuất khẩu cà phê tăng 15,2% về lượng và tăng 40,7% về giá trị…
Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới chiếm 36% tổng doanh thu TMĐT của Việt Nam và dự kiến tiếp tục tăng. Theo đánh giá, xuất khẩu thông qua TMĐT là cơ hội tăng trưởng vượt bậc của các doanh nghiệp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine sẽ không xuất khẩu than đá và khí đốt sang các nước khác. Ông cảnh báo, nước này sẽ phải đối mặt với mùa đông “khó khăn nhất” trong 30 năm qua, do cuộc xung đột với Nga vẫn đang tiếp diễn.
Thương vụ Việt Nam tại Malaysia hy vọng trong năm 2022 các doanh nghiệp Việt Nam có thể sớm xuất khẩu trở lại mặt hàng ớt tiềm năng vào thị trường Malaysia.