Doanh nghiệp cần giám sát thủy sản sau đánh bắt
17/05/2009 12:00
Từ tháng 7/2009, các trung tâm vùng sẽ thực hiện kiểm soát chặt chẽ khi kiểm tra chứng nhận lô hàng xuất vào EU.
Hôm qua 16/5, Bộ NN&PTNT đã họp các doanh nghiệp thủy sản xuất hàng sang Liên minh châu Âu (EU) để thông báo kết quả thanh tra DN xuất hàng sang khu vực này.
Thanh tra EU đánh giá điều kiện cầu cảng, nhà xưởng, trang thiết bị của DN cơ bản đáp ứng yêu cầu của EU.
Tuy nhiên, thanh tra EU và Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - NAFIQAD đã có khuyến cáo cần phải tổ chức giám sát chất lượng thủy sản sau đánh bắt.
Phải lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo kế hoạch hàng năm. Cập nhật và công bố công khai DN đạt tiêu chuẩn cũng như DN vi phạm.
Ngoài ra, cơ quan kiểm tra phải truy xuất nguồn gốc và xuất xứ nguyên liệu các lô hàng xuất vào EU.
Từ tháng 7-2009, các trung tâm vùng sẽ thực hiện kiểm soát chặt chẽ khi kiểm tra chứng nhận lô hàng xuất vào EU, tiến tới thực hiện quy định cấm đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được điều tiết (IUU) có hiệu lực từ ngày 1-1-2010.
Trước đó, từ ngày 20 đến 30-4, đoàn thanh tra chất lượng thủy sản của EU đã kiểm tra các DN thủy sản Việt Nam.
Đoàn thanh tra EU đã kiểm tra ngẫu nhiên tổng thể chất lượng thủy sản của 301 DN đã công nhận xuất sang EU và 30 DN mà phía Việt Nam đề nghị được xuất sang EU.
Kết quả kiểm tra chính thức được coi là đóng vai trò rất quan trọng đối với ngành thủy sản Việt Nam, bởi EU vốn được xem là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất, giá bán cao và thanh toán an toàn nhất.
Hôm qua 16/5, Bộ NN&PTNT đã họp các doanh nghiệp thủy sản xuất hàng sang Liên minh châu Âu (EU) để thông báo kết quả thanh tra DN xuất hàng sang khu vực này.
Thanh tra EU đánh giá điều kiện cầu cảng, nhà xưởng, trang thiết bị của DN cơ bản đáp ứng yêu cầu của EU.
Tuy nhiên, thanh tra EU và Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - NAFIQAD đã có khuyến cáo cần phải tổ chức giám sát chất lượng thủy sản sau đánh bắt.
Phải lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo kế hoạch hàng năm. Cập nhật và công bố công khai DN đạt tiêu chuẩn cũng như DN vi phạm.
Ngoài ra, cơ quan kiểm tra phải truy xuất nguồn gốc và xuất xứ nguyên liệu các lô hàng xuất vào EU.
Từ tháng 7-2009, các trung tâm vùng sẽ thực hiện kiểm soát chặt chẽ khi kiểm tra chứng nhận lô hàng xuất vào EU, tiến tới thực hiện quy định cấm đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được điều tiết (IUU) có hiệu lực từ ngày 1-1-2010.
Trước đó, từ ngày 20 đến 30-4, đoàn thanh tra chất lượng thủy sản của EU đã kiểm tra các DN thủy sản Việt Nam.
Đoàn thanh tra EU đã kiểm tra ngẫu nhiên tổng thể chất lượng thủy sản của 301 DN đã công nhận xuất sang EU và 30 DN mà phía Việt Nam đề nghị được xuất sang EU.
Kết quả kiểm tra chính thức được coi là đóng vai trò rất quan trọng đối với ngành thủy sản Việt Nam, bởi EU vốn được xem là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất, giá bán cao và thanh toán an toàn nhất.
Nguồn: http://cafef.vn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)