Doanh nghiệp dệt may Ấn Độ tìm hiểu thị trường Việt Nam
28/06/2009 12:00
Hiện nay, tỷ trọng hàng xuất khẩu gia công chiếm trên 60%, định hướng từ đây đến sau năm 2010, sẽ giảm tỷ lệ hàng gia công xuống dưới 50%.
Sáng 25-6, một đoàn 6 doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may, sản xuất sợi cotton của Ấn Độ đã có buổi giao lưu thương mại, tìm hiểu thị trường và cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Các công ty dệt may của Ấn Độ tham gia giao lưu gồm: Lahoti Overseas Limited, Loyal Textile Mills Limited, Sagar Group of Enterprises, Nagreeka Exports Limited và Phulchand Exports Limited …
Ông V.S Valayuthum, Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu sản phẩm dệt, sợi cotton Ấn Độ (Texprocil) cho biết, các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu dệt may Ấn Độ cam kết sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật dệt may từ khâu xe sợi và sản xuất vải cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đồng thời sẽ cung cấp nguyên liệu dệt may có chất lượng cao cho thị trường Việt Nam.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo, ngành dệt may Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2009 và tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt khoảng 9,1 tỉ đô la Mỹ, tương đương kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2008.
Hiện nay, tỷ trọng hàng xuất khẩu gia công chiếm trên 60%, định hướng từ đây đến sau năm 2010, sẽ giảm tỷ lệ hàng gia công xuống dưới 50%.
Do vậy, trong tương lai, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần sự hợp tác, giao thương với doanh nghiệp ngành sản xuất sợi, cotton của Ấn Độ để phục vụ sản xuất tốt hơn.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TPHCM, trong năm 2008, Việt Nam đã nhập từ Ấn Độ vải cotton, bông các loại trị giá khoảng 80 triệu đô la Mỹ và 57 triệu đô la Mỹ nguyên phụ liệu dệt may khác.
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)