Doanh nghiệp không thể lơ là phòng vệ thương mại

06/11/2020 12:00 - 183 lượt xem

Việc chủ động nghiên cứu các biện pháp hợp pháp như phòng vệ thương mại (PVTM) để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước là việc làm cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở cửa mạnh thị trường nội địa cho hàng hóa từ các nước đối tác càng giúp thị trường Việt Nam sôi động và cạnh tranh hơn.

Hiệu quả lớn từ các biện pháp PVTM

"Khi lượng hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác FTA tăng liên tục, nhưng thuế quan ưu đãi lại được cắt giảm nhanh và mạnh đã dẫn đến hàng hóa xuất khẩu là đối tượng của ngày càng nhiều các vụ điều tra PVTM trên thế giới. Đặc biệt, khi mức thuế đối với hàng nhập khẩu của nước ta đã về thấp, có loại về 0% đã khiến sức ép cạnh tranh giữa các ngành sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu gia tăng. Trong bối cảnh đó, việc chủ động nghiên cứu các biện pháp hợp pháp như PVTM để bảo vệ ngành sản xuất trong nước là việc làm cần thiết" - bà Phạm Châu Giang - Phó Cục trưởng Cục PVTM - Bộ Công Thương nhấn mạnh tại Hội thảo “Phòng vệ thương mại công cụ bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập”, tại TP. Hồ Chí Minh ngày 4/11.

Hiện Việt Nam chỉ mới chỉ đang áp dụng 20 biện pháp PVTM để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước như ngành nhôm, thép, phân bón, thủy sản... các ngành này đang chiếm gần 60% GDP của cả nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng nhanh chóng thì các vụ việc PVTM với hàng xuất khẩu vì thế cũng tăng lên cả về số lượng và quy mô.

Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2018, trong số 20 doanh nghiệp (DN) sản xuất nhôm định hình tại Việt Nam, có tới 18 DN thua lỗ do không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc nhập khẩu giá rẻ. Tuy nhiên, sau 1 năm điều tra áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng này, đa số các DN trong nước đã cải thiện được hiệu quả sản xuất kinh doanh và chỉ còn khoảng 3- 4 DN bị lỗ lũy kế. Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu cũng có tác động tích cực khiến các thị trường nhập khẩu hàng hóa tương tự đó hạn chế kiện phòng vệ với hàng xuất đi từ Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dung - Phó trưởng phòng Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - cho hay: Việc thực thi các biện pháp PVTM giúp tăng thu ngân sách hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, bảo vệ lợi ích các ngành sản xuất trong nước đã đóng góp trung bình khoảng 6% tổng GDP hàng năm, giúp DN nhiều ngành sản xuất vượt qua khó khăn khủng hoảng".

DN cần chủ động thực thi phòng vệ thương mại

Trước tình trạng gia tăng các biện pháp PVTM từ nhiều thị trường, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ DN thông qua nhiều hoạt động như cảnh báo sớm nguy cơ bị kiện, cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời giúp DN nắm được diễn biến vụ việc, tư vấn một số vấn đề pháp lý, quy trình thủ tục điều tra. Nhờ đó, Việt Nam đã thu được một số kết quả tích cực với tỷ lệ thành công lên đến 43% số vụ việc, đảm bảo nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như cá basa, tôm tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU… với thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp.

Từ phía các DN, để sử dụng hiệu quả các công cụ PVTM, các DN xuất nhập khẩu cần phải theo dõi và nắm bắt các thông tin về PVTM để có kế hoạch kinh doanh kip thời, dài hạn không chỉ cho từng DN và cho cả ngành sản xuất.

Bà Giang dẫn chứng, khi mặt hàng inox bị Việt Nam điều tra chống bán phá giá, nhiều DN nhập khẩu cho hay, phía nhà bán hàng Trung Quốc sẵn sàng hạ giá bán cho để DN bù vào phần chi phí thuế nhập khẩu. Vì thế nhiều DN cũng không quan tâm đến thông tin mặt hàng này có áp thuế chống bán phá giá hay không. Tương tự, có không ít doanh nghiệp lơ là không nắm thông tin đến các biện pháp PVTM trên hàng hóa, đến khi có những vướng mắc về PVTM xảy ra DN lại cần các ngành chức năng thay đổi, bổ sung các quyết định mà việc này rất tốn thời gian, nhiều khi dẫn đến việc DN phải từ bỏ việc mở thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, để thực hiện tốt các biện pháp PVTM, các DN cần có bộ phận pháp lý, luật sư chuyên nghiệp nắm rõ nghiệp vụ, các quy định luật pháp quốc tế liên quan đến PVTM. Bởi thực tế đã có những DN thuê luật sư thực hiện thu thập hồ sơ chống bán phá vào thị trường Hoa Kỳ nhưng lại không chú tâm đến các quy định như nộp hồ sơ cho cơ quan điều tra chống bán phá phá giá Hoa Kỳ qua thư điện tử, nộp trễ hạn 24h... thì toàn bộ thông tin của DN sẽ không có giá trị và DN vẫn bị áp thuế như thường.... Từ việc gặp phải các sự cố này buộc DN phải chú trọng đến các vấn đề quy định, thực hiện hồ sơ pháp lý liên quan đến PVTM theo đúng quy định pháp luật của nước sở tại để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho DN.

"Bên cạnh đó, việc ra đời dự thảo Đề án nâng cao năng lực về PVTM trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới là hết sức cần thiết để đề xuất mô hình cơ quan PVTM phù hợp với xu hướng thế giới, xác định vai trò cơ chế phối hợp của các cơ quan chuyên trách về PVTM và các cơ quan có liên quan nhằm tăng cường công tác PVTM trong bối cảnh hội nhập, bảo vệ lợi ích cả các ngành sản xuất nội địa", ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Ch
í Minh - cho hay.
Quảng cáo sản phẩm