Doanh nghiệp Việt ngại va chạm trong tranh chấp thương mại?
23/10/2015 12:00
VCCI cho biết có tới gần 80% số doanh nghiệp Việt Nam không biết về phòng vệ thương mại. Điều này phần nào đã lý giải cho việc các doanh nghiệp Việt đang ngại va chạm trong tranh chấp về thương mại trên thương trường.
Việt Nam nép vế trong phòng vệ thương mại
Những số liệu cụ thể minh chứng cho điều này còn được TS. Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – công bố trong Hội thảo “Điều gì cản trở doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) để tự bảo vệ trước hàng hóa nước ngoài” tổ chức vào giữa tuần qua.
Bà Trang cho biết, đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam tính tới tháng 10/2015, Việt Nam mới khởi xướng kiện 4 vụ, gồm 1 vụ chống bán phá giá thắng kiện và 3 vụ tự vệ nhưng thắng 1 vụ.
Việt Nam nép vế trong phòng vệ thương mại
Những số liệu cụ thể minh chứng cho điều này còn được TS. Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – công bố trong Hội thảo “Điều gì cản trở doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) để tự bảo vệ trước hàng hóa nước ngoài” tổ chức vào giữa tuần qua.
Bà Trang cho biết, đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam tính tới tháng 10/2015, Việt Nam mới khởi xướng kiện 4 vụ, gồm 1 vụ chống bán phá giá thắng kiện và 3 vụ tự vệ nhưng thắng 1 vụ.

Ngược lại, số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài tính đến tháng 10/2015 đã lên tới 94 vụ, gồm 70 vụ kiện chống bán phá giá, 7 vụ kiện chống trợ cấp và 17 vụ kiện tự vệ.
Trong số 70 vụ bị kiện bán phá giá thì Việt Nam bị thua 36 vụ, dẫn tới bị áp dụng các biện pháp PVTM. Trong số 7 vụ bị kiện chống trợ cấp thì Việt Nam thua 4 vụ, dẫn tới bị áp thuế. Trong số 17 vụ bị kiện tự vệ, Việt Nam thua 6 vụ và bị áp thuế.
Trong số 70 vụ bị kiện bán phá giá thì Việt Nam bị thua 36 vụ, dẫn tới bị áp dụng các biện pháp PVTM. Trong số 7 vụ bị kiện chống trợ cấp thì Việt Nam thua 4 vụ, dẫn tới bị áp thuế. Trong số 17 vụ bị kiện tự vệ, Việt Nam thua 6 vụ và bị áp thuế.

“Như vậy, nếu so sánh như đấm bốc, các bạn hạ nốc ao chúng ta 53 lần, chúng ta hạ nốc ao các bạn 1 lần. Đây là bức tranh toàn cảnh chúng ta đã sử dụng PVTM như thế nào ở nhà ta để bảo vệ mình so với việc các bạn đã sử dụng công cụ PVTM như thế nào ở nhà các bạn để đối phó với chúng ta,” bà Trang so sánh.
Bà cho biết thêm các vụ kiện PVTM của Việt Nam chủ yếu là các biện pháp phòng vệ với công cụ dễ thực hiện, và được thực hiện bởi nguyên đơn là các doanh nghiệp độc quyền hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường. Trong khi đó, các sản phẩm bị kiện ở Việt Nam không phải nhóm hàng hóa nhập khẩu nhiều, cũng không phải nhóm bị kiện PVTM nhiều.
Vì sao doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng các công cụ PVTM?
TS. Nguyễn Thị Thu Trang cho biết có nhiều lý do cản trở các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các công cụ PVTM dù việc gia nhập WTO và pháp luật Việt Nam đã cung cấp các công cụ để doanh nghiệp có thể đối phó với hiện tượng này.
Qua kết quả khảo sát của VCCI, có thể thấy rằng đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết về công cụ PVTM. Hơn 63% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có nghe nói về PVTM nhưng không biết rõ, còn 15% không hề biết gì. Chỉ khoảng 2% cho biết đã tìm hiểu kỹ và đã tham gia.

Khảo sát cho thấy 56% số doanh nghiệp không biết hoặc không có thông tin về việc hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh về giá Việt Nam, trong khi có khoảng hơn 30% số doanh nghiệp biết một số hoặc biết nhiều về thông tin này, và chỉ 4% nói hoàn toàn không có hiện tượng đó ở Việt Nam.

Tương tự đối với việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, gần 46% số doanh nghiệp nói không có thông tin, trong khi có khoảng 40% nói có 1 số hoặc có nhiều thông tin về hiện tượng này.

Về khả tập hợp lực lượng, 29% số doanh nghiệp bảo không khó, 71% bảo khó.
Trong số nhóm bảo không khó, 7% là độc quyển, hơn 17% là do ngành đó chỉ có mấy doanh nghiệp, 48% nói là vì hiệp hội nằm trong lĩnh vực của họ.
Trong số nhóm bảo khó, 54% bảo doanh nghiệp nhỏ, không có tác động tới các doanh nghiệp khác, gần 8% nói doanh nghiệp mâu thuẫn lợi ích, gần 10% nói không có liên hệ với các doanh nghiệp cùng ngành.
Trong số nhóm bảo không khó, 7% là độc quyển, hơn 17% là do ngành đó chỉ có mấy doanh nghiệp, 48% nói là vì hiệp hội nằm trong lĩnh vực của họ.
Trong số nhóm bảo khó, 54% bảo doanh nghiệp nhỏ, không có tác động tới các doanh nghiệp khác, gần 8% nói doanh nghiệp mâu thuẫn lợi ích, gần 10% nói không có liên hệ với các doanh nghiệp cùng ngành.

Về khả năng huy động nguồn lực, chỉ 2% nói là mình có tiền để đi kiện, trong khi có tới 86% nói khó khăn hoặc rất khó khăn, không có tiền để theo kiện.

Bà Trang cho rằng điều này dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt Nam không đưa PVTM vào trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Về khả năng huy động con người, 48% số doanh nghiệp nói khăn nhưng thực hiện được, 41% nói không thể đáp ứng.
Về khả năng huy động con người, 48% số doanh nghiệp nói khăn nhưng thực hiện được, 41% nói không thể đáp ứng.

Cuối cùng và quan trọng nhất là khả năng tập hợp bằng chứng. Bà Trang cho biết toàn bộ khó khăn của doanh nghiệp nằm ở đây.
Trên 1/3 số doanh nghiệp hoàn toàn không thể tập hợp được các thông tin chứng minh thiệt hại trong ngành, thông tin về hiện tượng nhập khẩu ồ ạt, về hàng hóa có trợ cấp và về hàng hóa bán phá giá.
Ngay cả việc chứng minh thiệt hại của ngành, tức tìm hiểu chính mình, cũng có tới 35% số doanh nghiệp nói hoàn toàn không tập hơp được thông tin.
Trên 1/3 số doanh nghiệp hoàn toàn không thể tập hợp được các thông tin chứng minh thiệt hại trong ngành, thông tin về hiện tượng nhập khẩu ồ ạt, về hàng hóa có trợ cấp và về hàng hóa bán phá giá.
Ngay cả việc chứng minh thiệt hại của ngành, tức tìm hiểu chính mình, cũng có tới 35% số doanh nghiệp nói hoàn toàn không tập hơp được thông tin.

Trong điều kiện khó khăn như vậy, TS. Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng vẫn có một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam, và “có dao nhất định phải sử dụng”.
Theo bà, các doanh nghiệp nên tìm hiểu về PVTM quá các hiệp hội để tăng cường hiểu biết, đưa PVTM thành một loại chiến lược kinh doanh, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ. Các hiệp hội có thể tăng cường kết nối, cấp thông tin và tư vấn ban đầu và định hướng cho doanh nghiệp.
Theo 1 nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội không tốt, nhưng điều chỉnh để thích nghi lại tốt, nên điều này mang lại niềm tin doanh nghiệp có thể hội nhập trước các hiệp định thương mại sắp tới.
Theo bà, các doanh nghiệp nên tìm hiểu về PVTM quá các hiệp hội để tăng cường hiểu biết, đưa PVTM thành một loại chiến lược kinh doanh, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ. Các hiệp hội có thể tăng cường kết nối, cấp thông tin và tư vấn ban đầu và định hướng cho doanh nghiệp.
Theo 1 nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội không tốt, nhưng điều chỉnh để thích nghi lại tốt, nên điều này mang lại niềm tin doanh nghiệp có thể hội nhập trước các hiệp định thương mại sắp tới.
Ngày 17/10/2015
Nguồn: NĐH
Nguồn: NĐH
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)