Dự báo những điểm nhấn trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2025

05/02/2025 11:10 - 14 lượt xem

Bùng nổ xuất khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng và những cải cách thể chế là những điểm nhấn trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2025.

 

Những điểm nhấn quan trọng

 

Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2025 dự kiến tăng trưởng khoảng 6% so với năm trước, tiếp tục duy trì đà phục hồi mạnh mẽ. Sự tăng trưởng này không chỉ đến từ các mặt hàng truyền thống như dệt may, nông sản mà còn từ các sản phẩm công nghệ cao.

 

Đặc biệt, lĩnh vực điện tử và máy móc đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất quan trọng cho các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, Apple và các công ty khác. Việc các nhà cung cấp của Apple mở rộng hoạt động tại Việt Nam, chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc, cũng tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng này.

 

Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp và hải sản như cà phê, hạt điều, tôm và cá tra tiếp tục được ưa chuộng tại các thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu. Hiệp định Thương Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm thuế quan và tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường châu Âu.

 

Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động, Việt Nam vẫn giữ được một số điểm sáng như kiểm soát lạm phát ở mức khả quan, đầu tư nước ngoài và xuất nhập khẩu tiếp tục tăng. Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 có thể đạt 6,7%, nhờ vào sự gia tăng của hoạt động đầu tư, đặc biệt là FDI.

 

Đáng chú ý, các lĩnh vực thu hút FDI hàng đầu đã có sự thay đổi đáng kể. Công nghệ cao và sản xuất thông minh đang là lĩnh vực đầu tư “chiếm sóng” trong các khoản đầu tư gần đây. Các tập đoàn lớn như Samsung, LG,ntel, NVIDIA, Google, Foxconn và Amkor đã và đang mở rộng đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chip, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ bán dẫn.

 

Ngoài ra, năng lượng tái tạo cũng là những lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm. Các dự án điện mặt trời và điện gió tiếp tục nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

 

Để thu hút thêm FDI, Việt Nam cũng đang triển khai các chính sách ưu đãi như giảm thuế cho các công ty trong lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo và sản xuất. Ngoài ra, việc đơn giản hóa quy trình đăng ký kinh doanh và thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

 

Theo ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Việt Nam đang trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhờ vào vị trí chiến lược, lực lượng lao động trẻ và chính sách thu hút đầu tư thông minh.

 

Trong khi đó, đại diện các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng có những nhận định tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam và dự định tăng cường hợp tác, mở rộng kinh doanh trong năm 2025. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động, Việt Nam vẫn giữ được một số điểm sáng như kiểm soát lạm phát ở mức khả quan, đầu tư nước ngoài và xuất nhập khẩu tiếp tục tăng.

 

Một trong những điểm nhấn quan trọng khác trong bức tranh kinh tế Việt Nam đó là những bước đi nhằm cải cách thể chế, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các cách thể chế quan trọng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư. Việc đơn giản hóa các quy định cho doanh nghiệp nước ngoài, cung cấp ưu đãi thuế cho các lĩnh vực ưu tiên và thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý là những bước đi đáng chú ý.

 

Đặc biệt, Việt Nam đang mở rộng quản trị điện tử để nâng cao hiệu quả và giảm bớt thủ tục hành chí, tạo điều kiện thu lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chia sẻ trong một phát biểu: “Việt Nam cần tập trung vào 5 định hướng chiến lược để vươn mình trong kỷ nguyên mới, bao gồm: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh và bền vững, và tăng cường hội nhập quốc tế.”

 

Thách thức và triển vọng tương lai

 

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức đáng kể. Tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết Nguyên đán tiếp tục là vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Hạ tầng giao thông và logistics cũng cần được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế.

 

Bên cạnh đó, Việt Nam không thể tách rời khỏi những rủi ro kinh tế toàn cầu. Biến động chính trị quốc tế, lạm phát và suy thoái kinh tế tại các thị trường lớn như Mỹ và EU có thể tác động tiêu cực đến xuất khẩu và đầu tư.

 

Mặc dù vậy, với những cải cách liên tục và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng ổn định trong những năm tới. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 có thể đạt mức 6,5-7%, tiếp tục nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.

 

Nguồn: Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp

Quảng cáo sản phẩm