“Dư địa” mới trong giao thương Việt Nam- Malaysia

23/06/2014 12:00 - 675 lượt xem

Việt Nam và Malaysia đều là thành viên ASEAN tích cực chuẩn bị cho cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 và đều là những thành viên tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các yếu tố này là những dư địa mới cho hoạt động giao thương hai nước.

Theo Vụ thị trường châu Á - TháiBình Dương thuộc Bộ Công Thương, hiện Việt Nam và Malaysia đều là thành viênASEAN và có mức độ hợp tác rất chặt chẽ và ngày cang mở rộng trên nhiều lĩnhvực. Về thương mại, Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Namtrong ASEAN và Việt Nam là đối tác lớn thứ năm của Malaysia trong khu vực.

Việt Nam xác định thị trườngMalaysia là thị trường chiến lược tại khu vực ASEAN nhờ tính đa dạng về cơ cấumặt hàng nhập khẩu phù hợp với nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.Đơn cử như việc Malaysia là một nước nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Namquy mô nhập khẩu hàng năm là 300.000 tấn, có năm lên tới 900.000 đến 1 triệutấn.

 

Kim ngạch thương mại giữa hai nướctrong vòng 4-5 năm trở lại đây cũng cho thấy sự tăng trưởng nhanh, từ 4,5 tỷUSD năm 2009 lên hơn 9 tỷ USD năm 2013. Đây là cơ sở quan trọng để hai Thủtướng của hai nước đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 11 tỷUSD vào năm 2015, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướngMalaysia hồi tháng 4 vừa qua.

 

Đáng lưu ý, đánh giá cao tiềm năngcủa thị trường Malaysia, trong hai ngày 11-12/6, đoàn công tác Việt Nam do Thứtrưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Malaysianhằm tiếp tục phát triển chiều sâu trong quan hệ thương mại với Malaysia thôngqua việc nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu củaViệt Nam. Đồng thời, thảo luận những giải pháp và liệu pháp cụ thể với phía bạnđể củng cố và giữ vững thị phần tại thị trường Malaysia đối với một số mặt hàngcơ bản và truyền thống.

 

Trong khuôn khổ chuyến thăm, đoànđã có các buổi làm việc với đoàn Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa trên Nôngnghiệp, Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp, Cơ quan nhập khẩu lương thực củaMalaysia, và một số doanh nghiệp khác.

 

Tại các buổi tiếp xúc và làm việc,hai bên đã trao đổi về những định hướng và xu thế, tiềm năng và cơ hội tronghợp tác chung giữa hai nước, đặc biệt bàn về những biện pháp tiếp tục triểnkhai hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại gạo, thúc đẩy các hợp đồngthương mại lớn về gạo nhập khẩu vào Malaysia.

 

Các biện pháp xúc tiến thương mạinhư tổ chức thường xuyên các hội thảo, triển lãm, hội chợ chuyên ngành nhằmkhai thác tiềm năng của thị trường mỗi nước và các biện pháp hỗ trợ doanhnghiệp hai bên trong tiếp cận thị trường cũng như tăng cường cơ hội hợp tác đầutư cũng được đề cập trong các buổi làm việc.

 

Hai bên cũng nhất trí triển khaisớm hoạt động của Ủy ban Hỗn hợp trong phiên họp thứ nhất để rà soát đánh giávà thống nhất về những kế hoạch triển khai sắp tới về tăng cường và mở rộng hợptác hai bên. Thúc đẩy để sớm ký bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo mà haibên đã thống nhất về những nội dung cơ bản và nguyên tắc chung, và thống nhấtvề sáng kiến thành lập Hội đồng thương mại của doanh nghiệp hai nước và sẽ sớmtriển khai trong thời gian tới.

 

Nguồn: Báo Công Thương

Quảng cáo sản phẩm