Đưa cà phê vào mặt hàng xuất khẩu có điều kiện

08/12/2011 01:36 - 627 lượt xem

Hai năm liên tục có lượng cà phêxuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm; có kho chứa và khả năng chế biến tối thiểu5.000 tấn/năm,... là những điều kiện bắt buộc nếu như doanh nghiệp muốn thamgia vào "sàn đấu” thị trường xuất khẩu cà phê. Liệu những rào cản này cóđưa ngành cà phê nước nhà thoát khỏi cảnh tranh mua tranh bán, đưa chất lượnghàng xuất khẩu lên cao?

Độc quyền sẽ rơi vào doanh nghiệplớn?

Với quyết định đưa cà phê vào mặthàng xuất khẩu có điều kiện đồng nghĩa rằng, hàng trăm doanh nghiệp thu mua,chế biến và xuất khẩu cà phê bị loại khỏi "sàn đấu”. Bởi điều kiện đểdoanh nghiệp có thể tham gia xuất khẩu là kinh nghiệm thị trường, bảo quản, chếbiến và năng lực tài chính... rất ngặt nghèo. Theo đó các doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu cà phê phải có ít nhất một cơ sở chế biến cà phê, với kho chứaphù hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, doanhnghiệp đã tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê trong hai năm liên tục với khốilượng cà phê xuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm... thì mới được quyền thu mua vàxuất khẩu.

Theo đánh giá, thời gian qua việcchế biến và xuất khẩu cà phê gần như bị thả lỏng. Nhiều doanh nghiệp, kể cảnhững doanh nghiệp không liên quan và cũng không am hiểu nhiều về cà phê, vẫnthoải mái tham gia vào thị trường xuất khẩu cà phê nên dẫn đến tình trạng tranhmua, tranh bán, không quan tâm đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Điều đó dẫnđến hệ quả là cà phê Việt Nam xuất khẩu luôn nằm ở thứ vị cao về khối lượngnhưng giá luôn thấp hơn nhiều so với mặt hàng cùng chủng loại của nhiều quốcgia khác.

Hiệp hội Cà phê – ca cao Việt Nam(Vifoca) cho rằng, để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, tránhtình trạng rối loạn thị trường... cần phải tái thiết lại các doanh nghiệp thumua xuất khẩu bằng những hàng rào kỹ thuật. Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vifocaủng hộ việc đưa cà phê vào mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặc dù ít nhiềutrong thời gian đầu một số doanh nghiệp sẽ gặp khó. Và cũng theo dự đoán củaVicofa, nếu áp dụng điều kiện trong kinh doanh, chỉ có khoảng 50 - 60 doanhnghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cà phê.

Theo con số thống kê của Vifoca,Việt Nam hiện có 168 doanh nghiệp XK cà phê nhưng chủ yếu bán cho 12 nhà buônlớn của thế giới có đại diện tại Việt Nam. Như vậy, có thể hiểu rằng, thực chấtphần lớn các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của Việt Nam chỉ đóng vai trò nhưlà những người thu gom. Việc này dẫn đến tình trạng cà phê Việt Nam dễ dàng bịép giá.

Trong khi Vicofa ủng hộ việc sànglọc doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê thì không ít doanh nghiệp tỏ ralo ngại nếu áp dụng điều kiện nêu trên, trong tương lai gần sẽ chỉ có doanhnghiệp nước ngoài đủ điều kiện tham gia thị trường, thế độc quyền sẽ rơi vàotay các doanh nghiệp lớn từ đó nạn ép giá còn kinh khủng hơn... Khó có doanhnghiệp tư nhân nào của Việt Nam có thể đạt được số lượng xuất khẩu như quy địnhvà những doanh nghiệp mới muốn tham gia thị trường cũng không thể đạt đượcnhững điều kiện này.

Sàng lọc để lớn mạnh

Một chuyên gia trong ngành nôngnghiệp phân tích, việc đưa cà phê vào mặt hàng xuất khẩu có điều kiện sẽ cónhững ưu khuyết điểm nhất định.

Việc áp dụng những điều kiện mới cóthể làm hạn chế doanh nghiệp xuất khẩu trong ngắn hạn nhưng khối lượng xuấtkhẩu tập trung với giá cao cho cà phê chất lượng có thể giúp bù đắp lại các chiphí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cà phê Việt Nam thời hội nhập.

Nhiều người còn lo ngại về tìnhtrạng cá lớn nuốt cá bé, khi mà các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm lợi thếvề tài chính sẽ lấn át doanh nghiệp nội địa. Có chuyên gia cho rằng, cà phê làmột trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên,cà phê Việt Nam có chất lượng tương đối thấp do trang thiết bị chế biến, sấykhô nghèo nàn, công nghệ thu hoạch lạc hậu. "Nếu như loại bớt được các cơsở xuất khẩu, chế biến yếu kém, những doanh nghiệp không đủ điều kiện sẽ trởthành những nhà cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lớn trong vàngoài nước thì cũng nên làm” - vị này nói.

Theo phân tích khác, hiện Việt Namxuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn cà phê/năm, trong đó doanh nghiệp trong nướcxuất khẩu một lượng lớn, khoảng 800.000 - 900.000 tấn. Còn lại là doanh nghiệpnước ngoài, vì vậy, sẽ khó xảy ra tình trạng ngoại át nội.

Nguồn: BáoĐại đoàn kết

 

Quảng cáo sản phẩm