Được bỏ thuế chống bán phá giá, giày da vào EU vẫn giảm
26/09/2011 12:00
Các số liệu thông kê của châu Âu cho thấy sau khi được dở bỏ thuế chống bán phá giá, giày mũ da của Việt xuất vào châu Âu tiếp tục giảm mạnh cả về số lượng và giá trị.
Theo số liệu của Cục thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) do ông Claudio Dordi, trưởng nhóm tư vấn thuộc Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) cung cấp trong một hội thảo tại Tp.HCM hôm 22-9, trong quý 1/2011, xuất khẩu các mã giày mũ da của Việt Nam bị Liên minh châu Âu (EU) áp thuế chống bán phá giá (CBPG) vào thị trường này đã giảm 22,81% tính về giá trị, và giảm gần 12% tính về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi thuế CBPG trên được EU dỡ bỏ từ ngày 1-4-2011, xuất khẩu của các mã hàng này từ Việt Nam vào EU trong tháng 4 và 5-2011 bị giảm tới hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái, tính về giá trị, và giảm 24,48% tính về lượng.
Trong khi đó, trong hai tháng 4 và 5-2011, xuất khẩu mặt hàng này của Trung Quốc sang EU lại tăng gần 4% về giá trị và chỉ giảm 4% về lượng.
Dữ liệu từ Eurostat cho thấy nếu trong những năm 2001, 2002, giày mũ của Việt Nam xuất sang EU chiếm thị phần gần 30% thì con số này chỉ còn 17% trong năm 2010. Trong khi đó thị phần của giày mũ da Trung Quốc tại thị trường này lại tăng từ mức khoảng 15% lên 26% trong năm 2010.
Với những số liệu trên, ông Claudio Dordi cho rằng Trung Quốc sẽ được hưởng nhiều lợi hơn Việt Nam khi được dỡ bỏ thuế CBPG. Do đó, chuyên gia này cho rằng CBPG là điều đáng lo, nhưng sự cạnh tranh từ Trung Quốc đối với giày mũ da Việt Nam là điều đáng lo hơn.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam, do tác động vừa rồi từ việc bị áp thuế CBPG, xuất khẩu vào EU hiện chỉ chiếm 50% trong tổng lượng xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam, thay vì mức 65% trước đó. Doanh nghiệp cũng đã quan tâm thêm một số thị trường thay vì tập trung nhiều vào EU như trước.
Ông Kiệt cho rằng việc dỡ thuế CBPG tạo điều kiện để xuất khẩu giày của Việt Nam vào EU tăng trưởng trở lại, và có lợi thế so với các nước khác đang xuất khẩu giày vào EU, như Ấn Độ, Thái Lan, nhưng lại mất lợi thế so với Trung Quốc. Mức thuế CBPG EU áp với giày mũ da của Việt Nam là 10%, trong khi với Trung Quốc là 16,5%.
Hiện EU đang thực hiện giám sát giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng một năm tính từ ngày 1-4-2011, dù đã dỡ bỏ thuế CBPG. Theo ông Kiệt, với việc giám sát này, nếu lượng giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu sang EU tăng nhanh, với giá bình quân giảm nhanh, EU có thể áp thuế CBPG trở lại mà không qua bất kỳ điều tra nào. Và khi đó, thời gian áp thuế có thể sẽ dài hơn, với mức thuế CBPG cao hơn.
Theo số liệu của Cục thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) do ông Claudio Dordi, trưởng nhóm tư vấn thuộc Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) cung cấp trong một hội thảo tại Tp.HCM hôm 22-9, trong quý 1/2011, xuất khẩu các mã giày mũ da của Việt Nam bị Liên minh châu Âu (EU) áp thuế chống bán phá giá (CBPG) vào thị trường này đã giảm 22,81% tính về giá trị, và giảm gần 12% tính về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi thuế CBPG trên được EU dỡ bỏ từ ngày 1-4-2011, xuất khẩu của các mã hàng này từ Việt Nam vào EU trong tháng 4 và 5-2011 bị giảm tới hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái, tính về giá trị, và giảm 24,48% tính về lượng.
Trong khi đó, trong hai tháng 4 và 5-2011, xuất khẩu mặt hàng này của Trung Quốc sang EU lại tăng gần 4% về giá trị và chỉ giảm 4% về lượng.
Dữ liệu từ Eurostat cho thấy nếu trong những năm 2001, 2002, giày mũ của Việt Nam xuất sang EU chiếm thị phần gần 30% thì con số này chỉ còn 17% trong năm 2010. Trong khi đó thị phần của giày mũ da Trung Quốc tại thị trường này lại tăng từ mức khoảng 15% lên 26% trong năm 2010.
Với những số liệu trên, ông Claudio Dordi cho rằng Trung Quốc sẽ được hưởng nhiều lợi hơn Việt Nam khi được dỡ bỏ thuế CBPG. Do đó, chuyên gia này cho rằng CBPG là điều đáng lo, nhưng sự cạnh tranh từ Trung Quốc đối với giày mũ da Việt Nam là điều đáng lo hơn.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam, do tác động vừa rồi từ việc bị áp thuế CBPG, xuất khẩu vào EU hiện chỉ chiếm 50% trong tổng lượng xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam, thay vì mức 65% trước đó. Doanh nghiệp cũng đã quan tâm thêm một số thị trường thay vì tập trung nhiều vào EU như trước.
Ông Kiệt cho rằng việc dỡ thuế CBPG tạo điều kiện để xuất khẩu giày của Việt Nam vào EU tăng trưởng trở lại, và có lợi thế so với các nước khác đang xuất khẩu giày vào EU, như Ấn Độ, Thái Lan, nhưng lại mất lợi thế so với Trung Quốc. Mức thuế CBPG EU áp với giày mũ da của Việt Nam là 10%, trong khi với Trung Quốc là 16,5%.
Hiện EU đang thực hiện giám sát giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng một năm tính từ ngày 1-4-2011, dù đã dỡ bỏ thuế CBPG. Theo ông Kiệt, với việc giám sát này, nếu lượng giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu sang EU tăng nhanh, với giá bình quân giảm nhanh, EU có thể áp thuế CBPG trở lại mà không qua bất kỳ điều tra nào. Và khi đó, thời gian áp thuế có thể sẽ dài hơn, với mức thuế CBPG cao hơn.
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)