Duy trì thương mại mở cửa trong bối cảnh khủng hoảng

12/08/2009 12:00 - 1239 lượt xem

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, chính phủ các nước chịu sức ép phải thông qua các biện pháp thắt chặt thương mại, theo đó có thể dẫn đến mối nguy hại hoặc thậm chí cuộc chiến thương mại nếu không giải tỏa sức ép đúng cách. Trong bối cảnh này, các biện pháp phòng vệ có thể đóng vai trò như một van an toàn và góp phần quan trọng trong việc duy trì hệ thống quy tắc thương mại đa phương.

Đó là kết luận của các nhà kinh tế trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra về tổng hợp các biện pháp dự phòng trong Báo cáo Thương mại Thế giới năm 2009.

Báo cáo năm nay đã rà soát các biện pháp theo các hiệp định thương mại trong WTO trong đó các quốc gia có thể áp dụng biện pháp khi đối mắt với những khó khăn kinh tế (ví dụ: biện pháp tự vệ, chống bán phá gía, nâng thuế suất lên mức trần theo quy định của WTO…) cũng như vai trò của từng biện pháp nói trên. Sự tăng trưởng thương mại trong năm 2009 vẫn sẽ duy trì ở mức âm. Mặc dù mức độ suy giảm kinh tế đã chậm lại, tình hình kinh tế vẫn còn mong manh. Trước nguy cơ suy thoái còn tiếp diễn, các nhà kinh tế của WTO đã phải tiếp tục điều chỉnh hạ thấp dự báo về mức suy giảm sản lượng thương mại hàng hoá thế giới từ mức 9% đến mức 10%. Động thái của chính phủ các nước sẽ đóng vai trò quyết định phạm vi và thời gian suy thoái kinh tế trên thế giới.

Trong lời giới thiệu Báo cáo của Tổng Thư ký WTO, ông Pascal Lamy cho biết “Chủ đề của Báo cáo WTO năm nay đặc biệt đề cập tới những thách thức trong việc đảm bảo các kênh thương mại được mở cửa trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn. Các biện pháp phòng vệ đúng mức, được thiết kế nhằm mục đích đối phó với các điều kiện thị trường chưa lường trước được,là nhân tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả và ổn định của các hiệp định thương mại và nhằm tránh được chủ nghĩa bảo hộ”

Thông qua phân tích về kinh tê, pháp luật và chính trị của một số biện pháp phòng vệ dự phòng, báo cáo đã đưa ra lý do vì sao các quốc gia đưa điều khoản dự phòng vào các Hiệp định thương mại và lý do các quốc gia thường viện dẫn đến biện pháp phòng vệ dự phòng từ góc độ một nền kinh tế nói riêng hay toàn bộ hệ thống thương mại nói chung.

Mặc dù gây hạn chế các hoạt động thương mại, các biện pháp phòng vệ dự phòng này vẫn tạo điều kiện cho các quốc gia sử dụng như một công cụ chính trị tinh vi hoặc một van an toàn trong trường hợp căng thẳng về chính trị. Các biện pháp phòng vệ dự phòng có thể đóng vai trò như một công cụ điều chỉnh chính sách, cho phép tạm thời giảm bớt mức độ cạnh tranh đối với hàng hoá nhập khẩu và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện những điều chỉnh cần thiết.

Các biện pháp này có thể giúp ngăn chặn một số hành vi thương mại nhất định từ phía các đối tác và duy trì luật lệ thương mại quốc tế thông qua việc biến các biện pháp đáng lẽ được xếp nhóm chủ nghĩa bảo hộ thành những công cụ chính sách được cụ thể hoá và dự báo trước. Ngoài ra, các biện pháp phòng vệ dự phòng phản ánh một thực tế rõ ràng đó là tương lai ẩn chứa nhiều bất ổn và rất tốn kém, thậm chí không thể dự đoán hết được các tình huống ra quyết định tương ứng của Chính phủ

Việc quy định điều khoản về các biện pháp phòng vệ trong các hiệp định thương mại có thể được xem như một công cụ hiệu quả nếu các chính phủ cam kết chấp nhận mức độ mở cửa thương mại đầy tham vọng. Chính phủ các quốc gia sẽ sẵn sàng chấp nhận cam kết chắc chắn hơn trên cơ sở biết họ đã có công cụ điều chỉnh chính sách dưới hình thức các biện pháp phòng vệ. Bên cạnh đó, các biện pháp phòng vệ giúp đảm bảo tính tin cậy của Hiệp định. Một hiệp định thương mại có tính khả năng trong áp dụng các biện pháp nhất định nhằm giải quyết những tình huống kinh tế không lường trước sẽ tạo tính bền vững hơn những hiệp định trong đó các bên không tuân thủ những điều kiện đặt ra.

Tuy nhiên, sự linh hoạt trong chính sách thương mại không phải không có mặt trái. Báo cáo cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của việc cần phân biệt rõ giữa động cơ ban đầu là tạo thêm tính linh hoạt cho các hiệp định thương mại và hậu quả của việc lạm dụng sự linh hoạt đó. Trên thực tế, các biện pháp phòng vệ trong thương mại là cần thiết nhằm đảm bảo sự linh hoạt và ổn định của các hiệp định thương mại không có nghĩa là các biện pháp này không có bất cứ mặt trái nào.Trước hết, trong trường hợp không có những biến động xấu trên thị trường, việc thắt chặt thương mại sẽ dẫn đến thiệt hại về lợi ích kinh tế. Thứ hai, tính linh hoạt có thể được tận dụng để loại bỏ các cam kết trước đó.

Tổng thư ký WTO, ông Lamy cho biết thêm “thách thức trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ là phải làm sao cân bằng được giữa sự linh hoạt và tính chất cam kết của Hiệp định. Nếu quá nhiều sự linh hoạt sẽ làm hạ thấp giá trị của các cam kết trong khi nếu không có sẽ khiến các quy tắc trong Hiệp định trở nên thiếu bền vững. Cũng chính vì lý do nói trên, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thường là nội dung trọng tâm của các cuộc đàm phán"

Bản phân tích tác động kinh tế của việc áp dụng các biện pháp phòng vệ trong Báo cáo Thương mại Thế giới đã đưa ra hai kết luận chính. Trước hết, việc áp dụng các biện pháp nói trên cần nhằm mục đích hạn chế các tình huống trong đó các biện pháp phòng vệ được sử dụng như công cụ bảo hộ. Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ cần không được phá vỡ vai trò của các Hiệp định thương mại. Các biện pháp phòng vệ không nên được áp đặt gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của Hiệp định thương mại cũng như ảnh hưởng xấu đến mục tiêu của chính phủ trong việc tạo ra cam kết mang tính chất ràng buộc đối với khối tư nhân.

Báo cáo cũng phân tích liệu các điều khoản WTO có mang lại sự cân bằng giữa việc tạo sự linh hoạt cần thiết cho các chính phủ trong đối phó với những tình huống kinh tế khó khăn và việc hạn chế áp dụng biện pháp phòng vệ cho mục đích bảo hộ. Với mục tiêu trên, báo cáo chủ yếu tập trung vào các biện pháp tự vệ, như thuế và hạn ngạch, đây là những biện pháp áp dụng nhằm hạn chế sự gia tăng lượng hàng nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa; thuế chống bán phá giá được áp dụng trong trường hợp có thiệt hại do bán phá giá hàng nhập khẩu; và thuế đối kháng được áp dụng nhằm bù đắp những khoản trợ cấp gây thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa. Báo cáo cũng thảo luận về chiến lược chính sách của các chính phủ, ví dụ như việc đàm phán lại cam kết thuế, áp dụng thuế xuất khẩu và nâng thuế suất lên mức tối đa cho phép.

Một trong những kết luận chung của Báo cáo là tính linh hoạt không phải không hao phí nhưng việc thắt chặt các biện pháp là một lợi ích. Sự minh bạch và hệ thống giám sát hiệu quả là đóng góp vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chính sách thương mại, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Những thông tin công khai về các chính sách trong thương mại là nhân tố cần thiết cho hợp tác giữa các quốc gia trong việc cùng khắc phục khủng hoảng. Việc thông báo một cách đầy đủ và kịp thời các biện pháp phòng vệ tới các cơ quan liên quan trong WTO là cần thiết đảm bảo giám sát hiệu quả.

Tổ Chức Thương mại Thế giới

23/07/2009

Nguồn: www.fibre2fashion.com

Quảng cáo sản phẩm