EU ban hành quy định mới về CBPG và chính thức công bố Báo cáo về sự bóp méo thị trường của nền kinh tế Trung Quốc trong điều tra CBPG
22/12/2017 12:00
Ngày 20 tháng 12 năm 2017, Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu thực thi các quy định sửa đổi về biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào EU, trong đó thay đổi lớn nhất là phương pháp xác định giá thông thường khi tính toán biên độ bán phá giá đối với những nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có sự bóp méo thị trường do sự can thiệp của nhà nước. Vào cùng ngày, Ủy ban Châu Âu (EC) cũng công bố Báo cáo dài 465 trang về việc nền kinh tế Trung Quốc bị bóp méo do sự can thiệp sâu của nhà nước.
Theo quy định mới về phương pháp xác định giá thông thường, EU đã bãi bỏ quy định về nền kinh tế thị trường và phi thị trường. Thay vào đó, phương pháp xác định giá thông thường nay sẽ dựa vào việc quốc gia đó có phải là thành viên của WTO hay không. Đối với những quốc gia không phải là thành viên WTO và những quốc gia nằm trong Phụ lục I của Quy định EU 2015/755, giá thông thường được xác định dựa trên nước có tính đại diện phù hợp hoặc phương pháp khác. Đối với thành viên của WTO, EU quy định áp dụng phương pháp thông thường. Tuy nhiên, khi điều tra những nước thành viên WTO có sự bóp méo thị trường đáng kể (significant distortion market) thì việc xác định giá thông thường được dựa trên cơ sở giá và các chi phí không bị sai lệch. EC chịu trách nhiệm nghiên cứu, báo cáo và kết luận về việc có hay không tồn tại sự bóp méo đáng kể trong nền kinh tế của nước thành viên WTO. Đến thời điểm này, Ủy ban đã công bố một báo cáo như vậy về nền kinh tế của Trung Quốc.
Theo báo cáo này, EC cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát các khía cạnh của nền kinh tế trong nước và sử dụng hệ thống ngân hàng như một công cụ để tạo ra một hệ thống tài chính “cứng nhắc và lệch lạc”. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi, thậm chí có thể được miễn phí đất, ưu tiên tiếp cận vốn, chịu chi phí đi vay rất thấp và sử dụng năng lượng giá rẻ. Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào chịu sự kiểm soát ngặt nghèo và quyền của người lao động cũng bị giới hạn đáng kể. Mặc dù Trung Quốc cũng đã có những cam kết về việc giảm thiểu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, EC nhận định rằng các chính sách của Trung Quốc lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại.
Với kết luận như trên của EC, Trung Quốc có thể phải chịu phương pháp xác định giá thông thường dành cho thành viên WTO có sự bóp méo thị trường đáng kể. Cơ quan điều tra sẽ tự xây dựng giá thông thường dựa trên chi phí sản xuất và bán hàng không có yếu tố sai lệch, ví dụ như chi phí sản xuất và bán hàng của nước mang tính đại diện thích hợp có cùng mức độ phát triển kinh tế với nước bị điều tra; giá, chi phí hoặc ngưỡng chuẩn quốc tế không chứa yếu tố sai lệch; chi phí nội địa nước xuất khẩu mà chứng minh được rằng chi phí đó không bị bóp méo. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, phương pháp xác định giá thông thường như trên sẽ không được áp dụng một cách tự động đối với Trung Quốc mà sẽ phụ thuộc vào chi tiết của từng vụ việc cụ thể.
Sau Trung Quốc, dự kiến EC sẽ tiếp tục ban hành báo cáo về tình trạng nền kinh tế của Nga. Luật mới sửa đổi tuy không quy định nghĩa vụ chứng minh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bị điều tra bị mà thay vào đó, nghĩa vụ này là của nguyên đơn, tức ngành sản xuất của EU. Tuy nhiên, EC đã xử lý gánh nặng chứng minh cho nguyên đơn bằng cách ban hành báo cáo về sự bóp méo thị trường mà nguyên đơn có thể dùng để làm bằng chứng yêu cầu áp dụng phương pháp xác định giá thông thường mới.
Theo quy định mới về phương pháp xác định giá thông thường, EU đã bãi bỏ quy định về nền kinh tế thị trường và phi thị trường. Thay vào đó, phương pháp xác định giá thông thường nay sẽ dựa vào việc quốc gia đó có phải là thành viên của WTO hay không. Đối với những quốc gia không phải là thành viên WTO và những quốc gia nằm trong Phụ lục I của Quy định EU 2015/755, giá thông thường được xác định dựa trên nước có tính đại diện phù hợp hoặc phương pháp khác. Đối với thành viên của WTO, EU quy định áp dụng phương pháp thông thường. Tuy nhiên, khi điều tra những nước thành viên WTO có sự bóp méo thị trường đáng kể (significant distortion market) thì việc xác định giá thông thường được dựa trên cơ sở giá và các chi phí không bị sai lệch. EC chịu trách nhiệm nghiên cứu, báo cáo và kết luận về việc có hay không tồn tại sự bóp méo đáng kể trong nền kinh tế của nước thành viên WTO. Đến thời điểm này, Ủy ban đã công bố một báo cáo như vậy về nền kinh tế của Trung Quốc.
Theo báo cáo này, EC cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát các khía cạnh của nền kinh tế trong nước và sử dụng hệ thống ngân hàng như một công cụ để tạo ra một hệ thống tài chính “cứng nhắc và lệch lạc”. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi, thậm chí có thể được miễn phí đất, ưu tiên tiếp cận vốn, chịu chi phí đi vay rất thấp và sử dụng năng lượng giá rẻ. Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào chịu sự kiểm soát ngặt nghèo và quyền của người lao động cũng bị giới hạn đáng kể. Mặc dù Trung Quốc cũng đã có những cam kết về việc giảm thiểu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, EC nhận định rằng các chính sách của Trung Quốc lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại.
Với kết luận như trên của EC, Trung Quốc có thể phải chịu phương pháp xác định giá thông thường dành cho thành viên WTO có sự bóp méo thị trường đáng kể. Cơ quan điều tra sẽ tự xây dựng giá thông thường dựa trên chi phí sản xuất và bán hàng không có yếu tố sai lệch, ví dụ như chi phí sản xuất và bán hàng của nước mang tính đại diện thích hợp có cùng mức độ phát triển kinh tế với nước bị điều tra; giá, chi phí hoặc ngưỡng chuẩn quốc tế không chứa yếu tố sai lệch; chi phí nội địa nước xuất khẩu mà chứng minh được rằng chi phí đó không bị bóp méo. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, phương pháp xác định giá thông thường như trên sẽ không được áp dụng một cách tự động đối với Trung Quốc mà sẽ phụ thuộc vào chi tiết của từng vụ việc cụ thể.
Sau Trung Quốc, dự kiến EC sẽ tiếp tục ban hành báo cáo về tình trạng nền kinh tế của Nga. Luật mới sửa đổi tuy không quy định nghĩa vụ chứng minh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bị điều tra bị mà thay vào đó, nghĩa vụ này là của nguyên đơn, tức ngành sản xuất của EU. Tuy nhiên, EC đã xử lý gánh nặng chứng minh cho nguyên đơn bằng cách ban hành báo cáo về sự bóp méo thị trường mà nguyên đơn có thể dùng để làm bằng chứng yêu cầu áp dụng phương pháp xác định giá thông thường mới.
Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh
Các tin khác
- Doanh nghiệp gỗ có thể chịu thuế kép từ Hoa Kỳ cuối 2025 (26/06/2025)
- Mỹ áp thuế cao hơn với thiết bị gia dụng chứa thép từ ngày 23/6 (26/06/2025)
- Mỹ - Hàn khẳng định quyết tâm đạt được thỏa thuận thuế quan (26/06/2025)
- Mỹ áp thuế cao hơn với thiết bị gia dụng chứa thép từ ngày 23/6 (26/06/2025)
- Doanh nghiệp Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bối cảnh thách thức thuế quan của Hoa Kỳ (26/06/2025)