EU muốn đàm phán vô điều kiện với Mỹ về tranh chấp Boeing-Airbus
13/05/2010 12:00
Hôm 11/5, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi đàm phán vô điều kiện với Mỹ để giải quyết tranh chấp giữa hai hãng máy bay Boeing và Airbus liên quan tới các khoản trợ giá hiện đang được trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phía Mỹ cho rằng, họ luôn sẵn sàng cho bất kỳ cuộc thảo luận nào, tuy nhiên cũng khẳng định thêm, Mỹ dành sự quan tâm chính tới các khoản trợ giá “không phù hợp với nguyên tắc của WTO” đối với máy bay thương mại.
“Tôi nghĩ rằng, có thể sẽ có đàm phán mà không cần đến các điều kiện tiên quyết,” Ủy viên phụ trách thương mại EU Karel De Gucht nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk và các quan chức cấp cao khác của Mỹ. Ông Karel De Gucht cho biết, các cuộc đàm phán sẽ được diễn ra trong những tuần tới.
Đại diện thương mại Mỹ cho rằng, trợ giá máy bay thương mại không phù hợp với các nguyên tắc thương mại toàn cầu cần phải được giải quyết trong bất kỳ cuộc đàm phán cụ thể nào.
“Chúng tôi luôn sẵn sàng thảo luận với EU và các nước thành viên có liên quan, nhưng bất kỳ cuộc thảo luận nào có hiệu quả cần phải đề cập tới tất cả các khoản trợ giá trái với nguyên tắc của WTO cho máy bay dân dụng,” phát ngôn viên của ông Kirk, bà Nefeterius McPherson phát biểu với hãng AFP.
Trong nhiều năm, hai hãng máy bay Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu đã có nhiều khiếu nại lẫn nhau tại WTO về các khoản trợ giá.
Ông De Gucht cho rằng, các cuộc đàm phán không nên căn cứ vào điều kiện ngừng trợ cấp tương tự như khoản trợ cấp mà các quốc gia châu Âu cung cấp cho máy bay A350 của Airbus.
Các quan chức Mỹ đang gây áp lực đối với chính quyền các nước châu Âu trong việc viện trợ khởi đầu cho máy bay A350.
Viện trợ khởi đầu là một hình thức hỗ trợ của chính phủ cho các chương trình phát triển sản phẩm hàng không dân dụng và được hoàn lại thông qua tiền trả đối với những hợp đồng tiếp theo.
“Chúng tôi (Mỹ) đã gửi những tín hiệu trực tiếp và mạnh nhất có thể mà chúng tôi nghĩ rằng, nó sẽ không thể giúp ích gì trong việc giải quyết xung đột lâu dài nếu như EU tiến hành đợt viện trợ khởi đầu khác,” hãng tin trích dẫn lời đại diện thương mại Mỹ hồi đầu tháng.
Máy bay A350 của Airbus là đối thủ cạnh tranh của máy bay Dreamliner và Boeing 777 của hãng Boeing.
Ông De Gucht khẳng định, vấn đề mấu chốt trong việc cân bằng giữa Airbus và Boeing khi cả hai đều đang được trợ cấp là câu hỏi, liệu hai hãng máy bay này có thể phát triển các máy bay lớn khi thiếu các khoản trợ giá?
Theo ông, cả Airbus và Boeing đều không làm được điều đó và đó là lý do cả hai hãng cần đi đến một sự hiểu biết lẫn nhau về những gì chấp nhận được và không chấp nhận được.
Phía Mỹ cho rằng, họ luôn sẵn sàng cho bất kỳ cuộc thảo luận nào, tuy nhiên cũng khẳng định thêm, Mỹ dành sự quan tâm chính tới các khoản trợ giá “không phù hợp với nguyên tắc của WTO” đối với máy bay thương mại.
“Tôi nghĩ rằng, có thể sẽ có đàm phán mà không cần đến các điều kiện tiên quyết,” Ủy viên phụ trách thương mại EU Karel De Gucht nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk và các quan chức cấp cao khác của Mỹ. Ông Karel De Gucht cho biết, các cuộc đàm phán sẽ được diễn ra trong những tuần tới.
Đại diện thương mại Mỹ cho rằng, trợ giá máy bay thương mại không phù hợp với các nguyên tắc thương mại toàn cầu cần phải được giải quyết trong bất kỳ cuộc đàm phán cụ thể nào.
“Chúng tôi luôn sẵn sàng thảo luận với EU và các nước thành viên có liên quan, nhưng bất kỳ cuộc thảo luận nào có hiệu quả cần phải đề cập tới tất cả các khoản trợ giá trái với nguyên tắc của WTO cho máy bay dân dụng,” phát ngôn viên của ông Kirk, bà Nefeterius McPherson phát biểu với hãng AFP.
Trong nhiều năm, hai hãng máy bay Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu đã có nhiều khiếu nại lẫn nhau tại WTO về các khoản trợ giá.
Ông De Gucht cho rằng, các cuộc đàm phán không nên căn cứ vào điều kiện ngừng trợ cấp tương tự như khoản trợ cấp mà các quốc gia châu Âu cung cấp cho máy bay A350 của Airbus.
Các quan chức Mỹ đang gây áp lực đối với chính quyền các nước châu Âu trong việc viện trợ khởi đầu cho máy bay A350.
Viện trợ khởi đầu là một hình thức hỗ trợ của chính phủ cho các chương trình phát triển sản phẩm hàng không dân dụng và được hoàn lại thông qua tiền trả đối với những hợp đồng tiếp theo.
“Chúng tôi (Mỹ) đã gửi những tín hiệu trực tiếp và mạnh nhất có thể mà chúng tôi nghĩ rằng, nó sẽ không thể giúp ích gì trong việc giải quyết xung đột lâu dài nếu như EU tiến hành đợt viện trợ khởi đầu khác,” hãng tin trích dẫn lời đại diện thương mại Mỹ hồi đầu tháng.
Máy bay A350 của Airbus là đối thủ cạnh tranh của máy bay Dreamliner và Boeing 777 của hãng Boeing.
Ông De Gucht khẳng định, vấn đề mấu chốt trong việc cân bằng giữa Airbus và Boeing khi cả hai đều đang được trợ cấp là câu hỏi, liệu hai hãng máy bay này có thể phát triển các máy bay lớn khi thiếu các khoản trợ giá?
Theo ông, cả Airbus và Boeing đều không làm được điều đó và đó là lý do cả hai hãng cần đi đến một sự hiểu biết lẫn nhau về những gì chấp nhận được và không chấp nhận được.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- Cục PVTM ban hành Bản câu hỏi điều tra dành cho NSX/XK nước ngoài trong vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG và CTC đối với sản phẩm đường từ Thái Lan (30/06/2025)
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm bê tông cốt thép nhập khẩu từ Việt Nam (30/06/2025)
- Hoa Kỳ ban hành Kết luận cuối cùng trong cuộc rà soát hành chính thuế CBPG lần thứ 20 đối với cá tra - basa phi lê đông lạnh Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ (26/06/2025)
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá/chống trợ cấp với gỗ dán cứng và trang trí nhập khẩu từ Việt Nam (20/06/2025)
- Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất mono ethylene glycol nhập khẩu từ Cô-oét, Ả-rập Xê-út và Xinh-ga-po (18/06/2025)