EU xem xét bỏ ưu đãi thương mại với 80 nước đang phát triển
11/05/2011 12:00
Liên minh châu Âu đang có kế hoạch hủy bỏ các lợi ích thương mại đối với hàng chục nước đang phát triển, bao gồm cả Nga và Brazil. Lý do là các nước này đã quá giàu và không còn xứng đáng được hưởng ưu đãi khi tiếp cận thị trường khu vực châu Âu.
Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Italy và một số nước thành viên khác. Các nhà quan sát cho biết, mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc thay đổi kế hoạch trước khi trình lên EU xem xét vào thứ 3.
Chương trình ưu đãi giúp đỡ các nước nghèo bằng cách giảm thuế hàng xuất khẩu của họ tới khu vực châu Âu được gọi là GSP. Kế hoạch thay đổi lớn này, được đưa ra bởi ủy viên thương mại Karel De Gucht, có thể sẽ là sự cải cách lớn nhất của GSP từ khi nó được giới thiệu vào năm 1971.
Ông De Gucht muốn thay đổi các quy tắc để các quốc gia giàu sẽ bị đưa ra khỏi chương trình ưu đãi. Theo tiêu chí mới mà ông đề nghị, 80 trong số 176 các nước đang hưởng GSP sẽ không còn đủ điều kiện được tiếp tục hưởng ưu đãi. Ngoài Nga và Brazil, các nước có thể bị đưa ra khỏi ưu đãi bao gồm cả Argentina, Qatar và Ả Rập Saudi.
Nguồn: dddn.com.vn
Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Italy và một số nước thành viên khác. Các nhà quan sát cho biết, mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc thay đổi kế hoạch trước khi trình lên EU xem xét vào thứ 3.
Chương trình ưu đãi giúp đỡ các nước nghèo bằng cách giảm thuế hàng xuất khẩu của họ tới khu vực châu Âu được gọi là GSP. Kế hoạch thay đổi lớn này, được đưa ra bởi ủy viên thương mại Karel De Gucht, có thể sẽ là sự cải cách lớn nhất của GSP từ khi nó được giới thiệu vào năm 1971.
Ông De Gucht muốn thay đổi các quy tắc để các quốc gia giàu sẽ bị đưa ra khỏi chương trình ưu đãi. Theo tiêu chí mới mà ông đề nghị, 80 trong số 176 các nước đang hưởng GSP sẽ không còn đủ điều kiện được tiếp tục hưởng ưu đãi. Ngoài Nga và Brazil, các nước có thể bị đưa ra khỏi ưu đãi bao gồm cả Argentina, Qatar và Ả Rập Saudi.
Nguồn: dddn.com.vn
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)