FDA: Nhiều lô hàng thực phẩm Việt Nam không hợp vệ sinh
18/07/2007 12:00
6 tháng đầu 2007, đã có tổng cộng hàng trăm lô hàng thực phẩm từ Việt Nam xuất sang Mỹ và bị từ chối do... không hợp vệ sinh, theo công bố chính thức trên website của Cơ quan quản lý thực, dược phẩm (FDA), Mỹ.
6 tháng đầu 2007, đã có tổng cộng 240 lô hàng thực phẩm từ Việt Nam xuất sang Mỹ và bị từ chối do không hợp vệ sinh, như có chứa chất bẩn, chất độc hại... theo công bố chính thức trên website của Cơ quan quản lý thực, dược phẩm (FDA), Mỹ.
Theo công bố từ FDA, liên tiếp trong 6 tháng qua, mỗi tháng đều có đến mấy chục lô hàng xuất xứ từ Việt Nam phải trả về do... không hợp vệ sinh! Tháng 1/2007, tháng có số lô hàng thấp nhất bị trả về là 19 lô. Cao nhất là tháng 3/2007, có đến 56 lô.
Gần đây nhất, tháng 6/2007, có 35 lô hàng thực phẩm từ Việt Nam bị xác định không phù hợp với các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những lô hàng này bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau như bánh tráng, bánh, kẹo các loại; chả giò, gia vị, tỏi chua ngọt, tiêu đen xay, cà phê, rau ngâm muối, dưa tép, phở khô cho đến các loại thịt (thịt thỏ, xúc xích thịt heo, mề gà...); các sản phẩm chế biến thuỷ hải sản (cá các loại, tôm hùm đen, cật, sò huyết, bào ngư, ốc, cua, mực ống...).
Người ta đã phát hiện ra, trong nhiều loại thực phẩm chế biến do Việt Nam sản xuất có sự hiện diện của nhiều chất bẩn và độc tố có hại cho sức khoẻ như Salmonella gây tiêu chảy, hóa chất phụ gia chloramphenicol, độc tố Aflatoxin gây ung thư. Nhiều thành phần tạo ra sản phẩm không được ghi trên nhãn hàng....
Đặc biệt đáng ngại là sản phẩm thực phẩm chế biến của nhiều công ty tên tuổi ở Việt Nam như các công ty Mekophar, Acecook (Acecook VietNam Co., Ltd. Ho Chi Minh); Seaspimex TP.HCM - Việt Nam, Công ty Đông lạnh số 4 - TP.HCM, Xí nghiệp Cầu Tre, Cà phê Trung Nguyên (Trung Nguyen Coffee Enterprise HoChiMinh)... đều có hàng bị trả về.
Đơn cử như ngày 27/3, 10 lô hàng cá hồi (Salmon, all, aquaculture harvested fishery/ Seafood products) của Xí nghiệp Cầu Tre bị trả về do trong quá trình chế biến, sản phẩm chứa nhiều tạp chất bẩn.
Còn Công ty Acecook bị trả về lô hàng mì lẩu Thái hương vị hải sản (MI LAU THAI SEAFOOD FLAVOR) vào ngày 5/4 do bị phát hiện có chứa nhiều tạp chất dơ bẩn và không ghi đầy đủ thành phần cấu tạo nên thành phẩm (Filthy, List ingre).
Liên tiếp trong nhiều tháng qua, các sản phẩm thủy hải sản chế biến của Seaspimex TP.HCM, Việt Nam bị trả về vì có chứa chất phụ gia không an toàn cho sức khỏe - chloramphenicol.
Có trường hợp như cà phê Trung Nguyên có tổng cộng 5 lô hàng cà phê uống liền "3 trong 1" đã bị trả về liên tiếp trong tháng 4, 5/2007. Các lô hàng này đã lần lượt vi phạm 3 quy định của FDA: Không ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (List ingre), nhãn hiệu bị làm giả mạo hay thông tin sai lệch (False), nhãn mác không cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin về thành phần dinh dưỡng và chất béo chuyển hoá theo đòi hỏi (Transfat, Nutri lbl).
Đặc biệt, nhiều loại sản phẩm chế biến từ đậu phộng của Công ty Vuong Kim Long Co.,Ltd - TP.HCM hay Công ty TNHH SX-TM TAI TAI (TAI TAI Production & Trading Co.) - Hóc Môn, TP.HCM đã bị phát hiện là nhiễm độc tố Aflatoxin.
Các sản phẩm gia vị của Việt Nam đã qua chế biến cũng có chứa nhiều độc chất. Ví dụ, trong tháng 4, FDA đã từ chối 7 lô hàng tiêu đen nguyên hạt và tiêu đen xay của Công ty Olam Vietnam Ltd, thị xã Gia Nghĩa - Đắk Nông do nhiễm khuẩn Salmonella gây tiêu chảy.
Gần đây nhất, trong tháng 6/2007, một loạt sản phẩm của các công ty như Tan Thanh Loi Frozen Food Co., Ltd.; Ngọc Sinh Seafoods (Cà Mau); Ocean Blue (Quảng Ngãi) bị từ chối do nhiễm khuẩn Samonella...
Thông tin về các lô hàng thực phẩm từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và bị trả về đều được FDA công bố đầy đủ và rõ ràng theo từng tháng trên website www.fda.gov (vào phần "Search", gõ từ khóa "OASIS Refusals by Country").
Một số sản phẩm và công ty của Việt Nam bị Mỹ phát hiện vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong 6 tháng đầu năm 2007 (Nguồn: FDA) |
||||
Tên công ty |
Mặt hàng |
Ngày phát hiện |
Nguyên nhân |
Ghi chú |
Mekophar Ho Chi Minh, VN |
Lingzhi Capsules - 66VAE99 |
08-JAN-2007 (8/1) |
UNAPPROVED |
Thuốc mới nhưng không có hồ sơ xin thử nghiệm để được chấp nhận |
Frozen Factory No.4 Hochiminh City , VN |
Frozen Shrimp Ball - 16XGT21 |
25-JAN-2007 (25/1) |
LIST INGRE |
Không ghi đầy đủ thành phần sản phẩm trên bao bì, nhãn mác. |
Seaspimex Vietnam Ho Chi Minh City |
Crab; Metal; Pasteurized - 16JEO01 |
05-FEB-2007 (5/2) |
CHLORAMP |
Chứa hóa chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP) không an toàn cho sức khỏe |
HAICHAU Confectionery Joint Stock Company Ha Noi VN |
Cream Wafer - 03HGT07 |
26-MAR-2007 |
UNSAFE COL, LACKS N/C, NUTRIT LBL |
Sử dụng màu phụ gia không an toàn cho sức khoẻ (UNSAFE COL), thiếu thông tin về trọng lượng, số lượng... (LACKS N/C), không ghi chú đầy đủ thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm (NUTRIT LBL) |
Seaspimex Vietnam Ho Chi Minh City |
Canned Blue Crab Meat, Colossal - 16JEO01 |
20-MAR-2007 (20/3) |
VETDRUGRES |
Chứa những thành phần không an toàn cho sức khoẻ |
Cau Tre Enterprise HCM City |
Salmon All, Aquaculture Harvested Fishery/ Seafood Products - 16XGD03 |
27-MAR-2007 (27/3) |
FILTHY |
Chế biến dơ bẩn, chứa nhiều tạp chất. |
Acecook VietNam Co., LTD. Ho Chi Minh |
Instant Vermicelli (Mi Lau Thai Seafood Flavor) - 04CGT07 |
05-APR-2007 (5/4) |
LIST INGRE, FILTHY |
Không ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE), sản phẩm chứa nhiều tạp chất bẩn (FILTHY) |
Trung Nguyen Coffee Enterprise Hochiminh , VN |
G7 Instant 3 in 1 Coffee (Box 20) - 31AFT03 |
18-APR-2007 (18/4) |
LIST INGRE, FALSE, TRANSFAT |
Không ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE), nhãn hiệu giả mạo, hay ghi chú sai lạc (FALSE), không cung cấp những thông tin về chất béo (TRANSFAT) |
Trung Nguyen Coffee Co Ltd Hochimin h City , VN |
G7 Instant 3 in 1 Coffee (Bag 24) - 31AGT03 |
24-MAY-2007 (24/5) |
LIST INGRE, TRANSFAT, NUTRIT LBL |
Không ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE), không cung cấp những thông tin về dinh dưỡng và chất béo (TRANSFAT, NUTRIT LBL) |
Các tin khác
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân quốc (mã vụ việc AD19) (16/04/2025)
- Xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (16/04/2025)
- Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với thép tôn mạ Việt Nam (08/04/2025)
- Bộ Công Thương áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (04/04/2025)
- Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam (02/04/2025)