FESI đề nghị EU xem xét lại quyết định đối với việc nhập khẩu giày từ Việt Nam
03/07/2008 12:00
FESI- Hiệp hội ngành sản xuất đồ thể thao Châu Âu – tỏ ra rất quanngại trước quyết định dỡ bỏ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP đối với mặthàng giày nhập khẩu từ Việt Nam.
Ông Horst Widmann, chủ tịchhiệp hội ngành sản xuất đồ thể thao Châu Âu , trong một bài phát biểucủa mình cho hay “Quyết định này là không thể chống đỡ nổi. Nó sẽgiáng một đòn mạnh vào cả ngành sản xuất da giày của Việt Nam và ngànhda giày hiện đại của Châu Âu vốn vẫn dựa vào người cung rẻ từ Việt Nam. Chúng tôi sẽ thúc giục mạnh mẽ các bộ trưởng của EU xem xét lại độngthái này.”
Việc dỡ bỏ các ưu đãi xuất khẩu vào EU sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Việc này kết hợp với thuế chống bán phá giá 10% áp lên sản phẩm giày dacủa Việt Nam 2 năm trước làm giảm tới 23% kim ngạch xuất khẩu vào EUsẽ làm cho ngành giày da của Việt Nam càng trở nên lao đao hơn.
Nhưng thật nghịch lý là việc giảm kim ngạch xuất khẩu này được EU cholà nền kinh tế của Việt Nam đã ít phụ thuộc hơn vào ngành da giày, dovậy mà họ đã quyết định dỡ bỏ ưu đãi thuế quan phổ cập đối với Việt Nam.
Ông Widmann cho biết thêm “EU đang trừng phạt Việt Nam gấp đôi. Việcdỡ bỏ ưu đãi thuế quan sau khi áp thuế chống bán phá giá là rất vôtrách nhiệm. Việc “tốt nghiệp GSP” không phải là một câu chuyện thànhcông, mà nó là một thảm họa đối với Việt Nam”
FESI cũng rấtthất vọng về tính thiếu minh bạch trong cơ sở thực tế để EU đi đếnquyết định dỡ bỏ GSP cho Việt Nam. Đặc biệt, Ủy ban Châu Âu cũng khôngcông khai việc làm sao có được các con số về tình hình nhập khẩu đểchứng minh cho các quyết định của mình.
Việt Nam, nguồn nhậpkhẩu giày quan trọng thứ hai đối với thị trường Châu Âu sau TrungQuốc, là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, và kim ngạchxuất khẩu giày da vẫn tiếp tục đóng vai trò là nguồn thu nhập chính củaquốc gia này.
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)