FTA, TPP, AEC... Việt Nam cần cẩn trọng với rủi ro từ tự do hoá thương mại
31/08/2015 12:00
Những hạn chế của Việt Nam như năng lực cạnh tranh thấp, cải cách thể chế, mở cửa kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực…tiếp tục được đặt lên bàn cân mổ xẻ tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu tổ chức sáng nay 27/8.
Nhiều ý kiến các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng những hạn chế này sẽ cản trở quá trình hội nhập của Việt Nam. Đồng thời, việc hội nhập quá nhanh, quá nhiều hiệp định trong điều kiện đất nước vẫn còn yếu kém rất dễ rơi vào bẫy thương mại tự do.
Tại diễn đàn, Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đặt ra vấn đề liệu Việt Nam có đang hội nhập quá nhanh không.
"Có người nói với tôi Việt Nam hay quá, hội nhập nhanh quá, tham gia nhiều hiệp định tại cùng thời điểm sẽ rất dễ rơi vào cái bẫy của tự do hoá tương mại”, đại biểu Trần Du Lịch nói.
Theo đó, ông Trần Du Lịch khẳng định những thành tựu về hội nhập mà Việt Nam đạt được trong thời gian gần đây có thể 'vừa được coi là phúc vừa là hoạ'. Nếu như làm tốt hơn về cải cách bên trong đất nước thì Việt Nam trước khi hội nhập với bên ngoài thì thành tựu đạt được sẽ tốt hơn.
"Từ khi xác định chủ trương hội nhập, tư tưởng đổi mới lớn nhất của Đảng đã xác định trong bốn chữ 'Chủ động tích cực'.Vậy trong hội nhập chúng ta đã làm gì. Chúng ta gia nhập WTO rất hoành tráng, ban hành cả một quyển chương trình hành động hoành tráng nhưng có thực hiện được nhiều không. Đề ra nhiều nhưng chúng ta không chịu làm” - ông Lịch đặt câu hỏi
Có ý kiến cho rằng hội nhập sẽ làm giảm vai trò của Nhà nước, tuy nhiên, ông Lịch khẳng định hội nhập làm rõ vai trò của nhà nước chứ không làm giảm vai trò.
Vì vậy, trong lần hội nhập này, ông Lịch cho rằng đừng bao giờ để mọi người sợ hội nhập như sợ ma, không biết nó như nào
"Để một cuộc hội nhập thành công, bao giờ cũng cần mở cửa bên trong, cải cách bên trong trước khi mở cửa bên ngoài. Nhưng trong quá khứ, năm 1988 Luật mở cửa cho đầu tư nước ngoài nhưng mãi đến năm 1991 mới có Luật cho tư nhân trong nước. Nếu lực trong yếu mà mà mở bên ngoài quá nhanh là dấu hiệu rơi vào bẫy tự do hoá thương mại” - TS. Trần Du Lịch nhận định
Theo đó, quá trình hội nhập của Việt Nam từ năm 2000, xây dựng một chính sách về thuế giảm thuế giản thu, tăng thuế trực thu nhưng bây giờ lại dựa vào thuế nhập khẩu khi giá dầu giảm sâu. Hội nhập về kinh tế thì cắt giảm thuế quan là tất yếu nhưng biện pháp bảo vệ, xây dựng hàng rào phi thuế quan vẫn chưa có sự chuẩn bị gì.
Ông Lịch khẳng định doanh nghiệp Việt Nam không yếu, không mỏng manh như mọi người vẫn nghĩ mà vấn đề tồn tại là hành động của Nhà nước.
Cùng quan điểm TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởngViện kinh tế Việt Namcho biết trước đây Việt Nam hùng hồn tham gia WTO nhưng năng lực, cạnh tranh không có nên cơ hội biến thành thách thức.
"Chúng ta vào WTO đỡ được đòn, tiền nước ngoài vào nhiều nên xảy ra lạm phát, xu thế hành chính hoá tăng cao, như vậy chúng ta đang làm ngược lại công cuộc hội nhập”, ông Thiên nói.
Ông Thiên cũng cho biết, vấn đề hội nhập hiện nay của Việt Nam đang có vấn đề đàm phán không gắn với sự chuẩn bị trong nước.Người đàm phán thì cứ đàm phán, người ở nhà lại không lo chuẩn bị, không chủ động với hội nhập.
"Tôi thấy triển vọng để gặt hái được thắng lợi trong hội nhập của Việt Nam là vô cùng thấp.Trong hội nhập nông dân không phải là nòng cốt mà lực lượng doanh nghiệp phải là trụ cột.Doanh nghiệp phải là người làm ra các chuỗi liên kết và nông dân tham gia vào.Doanh nghiệp ở đây là phải là các tập đoàn tư nhân lớn.Hội nhập với Việt Nam khó nhất có lẽ là vấn đề với Trung Quốc.Chỉ cần Trung Quốc thay đổi chiến lược là Việt Nam gặp vấn đề ngay”, ông Thiên bày tỏ.
TS. Võ Trí Thành cũng băn khoăn Việt Nam có hội nhập quá nhanh so với các cải cách nội tại của đất nước không.
"Thế giới mạnh như thế mà mình gầy yếu tham gia nhiều FTA mà toàn là các hiệp định cấp cao đòi hỏi sự mở cửa lớn cùng lúc như vậy có chạy nhanh không.Thế giới bây giờ là vậy, sự biến đổi là không ngừng, chúng ta đã chọn hội nhập là phải đối mặt với thách thức.Chính những sức ép đó sẽ khiến chúng ta vươn lên, chuyên nghiệp và bắt mạch được các vấn đề cốt lõi của thế giới”, ông Thành khẳng định.
Nhiều ý kiến các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng những hạn chế này sẽ cản trở quá trình hội nhập của Việt Nam. Đồng thời, việc hội nhập quá nhanh, quá nhiều hiệp định trong điều kiện đất nước vẫn còn yếu kém rất dễ rơi vào bẫy thương mại tự do.
Tại diễn đàn, Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đặt ra vấn đề liệu Việt Nam có đang hội nhập quá nhanh không.
"Có người nói với tôi Việt Nam hay quá, hội nhập nhanh quá, tham gia nhiều hiệp định tại cùng thời điểm sẽ rất dễ rơi vào cái bẫy của tự do hoá tương mại”, đại biểu Trần Du Lịch nói.
Theo đó, ông Trần Du Lịch khẳng định những thành tựu về hội nhập mà Việt Nam đạt được trong thời gian gần đây có thể 'vừa được coi là phúc vừa là hoạ'. Nếu như làm tốt hơn về cải cách bên trong đất nước thì Việt Nam trước khi hội nhập với bên ngoài thì thành tựu đạt được sẽ tốt hơn.
"Từ khi xác định chủ trương hội nhập, tư tưởng đổi mới lớn nhất của Đảng đã xác định trong bốn chữ 'Chủ động tích cực'.Vậy trong hội nhập chúng ta đã làm gì. Chúng ta gia nhập WTO rất hoành tráng, ban hành cả một quyển chương trình hành động hoành tráng nhưng có thực hiện được nhiều không. Đề ra nhiều nhưng chúng ta không chịu làm” - ông Lịch đặt câu hỏi
Có ý kiến cho rằng hội nhập sẽ làm giảm vai trò của Nhà nước, tuy nhiên, ông Lịch khẳng định hội nhập làm rõ vai trò của nhà nước chứ không làm giảm vai trò.
Vì vậy, trong lần hội nhập này, ông Lịch cho rằng đừng bao giờ để mọi người sợ hội nhập như sợ ma, không biết nó như nào
"Để một cuộc hội nhập thành công, bao giờ cũng cần mở cửa bên trong, cải cách bên trong trước khi mở cửa bên ngoài. Nhưng trong quá khứ, năm 1988 Luật mở cửa cho đầu tư nước ngoài nhưng mãi đến năm 1991 mới có Luật cho tư nhân trong nước. Nếu lực trong yếu mà mà mở bên ngoài quá nhanh là dấu hiệu rơi vào bẫy tự do hoá thương mại” - TS. Trần Du Lịch nhận định
Theo đó, quá trình hội nhập của Việt Nam từ năm 2000, xây dựng một chính sách về thuế giảm thuế giản thu, tăng thuế trực thu nhưng bây giờ lại dựa vào thuế nhập khẩu khi giá dầu giảm sâu. Hội nhập về kinh tế thì cắt giảm thuế quan là tất yếu nhưng biện pháp bảo vệ, xây dựng hàng rào phi thuế quan vẫn chưa có sự chuẩn bị gì.
Ông Lịch khẳng định doanh nghiệp Việt Nam không yếu, không mỏng manh như mọi người vẫn nghĩ mà vấn đề tồn tại là hành động của Nhà nước.
Cùng quan điểm TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởngViện kinh tế Việt Namcho biết trước đây Việt Nam hùng hồn tham gia WTO nhưng năng lực, cạnh tranh không có nên cơ hội biến thành thách thức.
"Chúng ta vào WTO đỡ được đòn, tiền nước ngoài vào nhiều nên xảy ra lạm phát, xu thế hành chính hoá tăng cao, như vậy chúng ta đang làm ngược lại công cuộc hội nhập”, ông Thiên nói.
Ông Thiên cũng cho biết, vấn đề hội nhập hiện nay của Việt Nam đang có vấn đề đàm phán không gắn với sự chuẩn bị trong nước.Người đàm phán thì cứ đàm phán, người ở nhà lại không lo chuẩn bị, không chủ động với hội nhập.
"Tôi thấy triển vọng để gặt hái được thắng lợi trong hội nhập của Việt Nam là vô cùng thấp.Trong hội nhập nông dân không phải là nòng cốt mà lực lượng doanh nghiệp phải là trụ cột.Doanh nghiệp phải là người làm ra các chuỗi liên kết và nông dân tham gia vào.Doanh nghiệp ở đây là phải là các tập đoàn tư nhân lớn.Hội nhập với Việt Nam khó nhất có lẽ là vấn đề với Trung Quốc.Chỉ cần Trung Quốc thay đổi chiến lược là Việt Nam gặp vấn đề ngay”, ông Thiên bày tỏ.
TS. Võ Trí Thành cũng băn khoăn Việt Nam có hội nhập quá nhanh so với các cải cách nội tại của đất nước không.
"Thế giới mạnh như thế mà mình gầy yếu tham gia nhiều FTA mà toàn là các hiệp định cấp cao đòi hỏi sự mở cửa lớn cùng lúc như vậy có chạy nhanh không.Thế giới bây giờ là vậy, sự biến đổi là không ngừng, chúng ta đã chọn hội nhập là phải đối mặt với thách thức.Chính những sức ép đó sẽ khiến chúng ta vươn lên, chuyên nghiệp và bắt mạch được các vấn đề cốt lõi của thế giới”, ông Thành khẳng định.
Ngày 27/08/2015
Nguồn: NĐH
Nguồn: NĐH
Tải tài liệu | |
---|---|
FTA, TPP, AEC VN can can trong voi rui ro tu tu do hoa thuong mai |
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)