G20 quan tâm tỷ giá và sự mất cân bằng thương mại
12/11/2010 12:00
Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) ngày 11-11 và 12-11 đang được cả thế giới quan tâm. Dự kiến, hội nghị sẽ tập trung vào vấn đề tỷ giá, sự mất cân bằng thương mại, cải cách hệ thống tài chính quốc tế, giúp các nước nghèo, bảo hộ thương mại và các vấn đề khác.
Trong đó, vấn đề tỷ giá và sự mất cân bằng thương mại toàn cầu được các đại biểu quan tâm.
Tỷ giá
Những vấn đề chính trên đều có mối quan hệ trực tiếp với Trung Quốc.
Trong vấn đề tỷ giá, một thời gian dài Mỹ yêu cầu Trung Quốc định giá lại nhân dân tệ, cho rằng nhân dân tệ thấp giả tạo tạo lợi thế xuất khẩu không công bằng cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc kiên quyết bác bỏ lập luận trên, mặc dù sau đó, nhân dân tệ so đô la Mỹ liên tục tăng lên.
Trước hội nghị thượng đỉnh G20, tỷ giá nhân dân tệ so đô la Mỹ đạt mức cao kỷ lục, được coi “món quà” Trung Quốc tặng cho hội nghị G20.
Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 nói với giới truyền thông Hàn Quốc: “Trung Quốc đang đối mặt với áp lực lớn, giữ cho giá nhân dân tệ về cơ bản là ổn định, chủ động, có thể kiểm soát và cải cách cơ chế hình thành tỷ giá nhân dân tệ một cách từ từ”.
Sự mất cân bằng thương mại
Trung Quốc, Đức và Nhật Bản có dòng tiền mặt dồi dào, xuất khẩu vượt xa nhập khẩu; trong khi các nước khác, đáng chú ý nhất bởi sự tăng trưởng kinh tế dựa vào người tiêu dùng là Mỹ, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, dẫn đến thâm hụt thương mại không ngừng gia tăng.
Do tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế không khởi sắc, Mỹ thực hiện chính sách nới lỏng định lượng. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông qua mua trái phiếu để bơm thanh khoản vào thị trường và tiếp tục kích thích tốc độ phục hồi kinh tế Mỹ.
Chính sách này gặp phải sự phản đối của các nước thặng dư thương mại như Đức, Brazil và Trung Quốc. Các nước này chỉ trích sự mất giá của đô la Mỹ sẽ khiến xuất khẩu của họ giảm.
Nhà kinh tế Alwi Desa Manny trong một cuộc phỏng vấn của BBC cho biết: “Chính sách trên khiến đô la Mỹ tràn ngập thị trường và tràn vào thị trường quốc tế. Vì vậy, cuộc chiến tiền tệ thực chất là Mỹ muốn đồng đô la giảm giá, trong khi Trung Quốc nỗ lực để đô la Mỹ giảm giá và duy trì giá nhân dân tệ ở mức thấp”.
Ông Alwi Desa Manny cho biết hai nước Mỹ và Trung Quốc đều hy vọng mở rộng xuất khẩu. Mỹ muốn làm thế nào để xuất khẩu kéo kinh tế khỏi suy thoái, còn Trung Quốc muốn xuất khẩu để đạt tăng trưởng cao.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, làm thế nào để đối phó với chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ cũng sẽ là một vấn đề được các nước quan tâm.
Tìm cách tái cân bằng
Ngày 10-11, người đi bộ ngang qua hội trường COEX, trung tâm hội nghị G20 tại Seoul, nghe Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Mỹ kiên quyết cho rằng Trung Quốc thao túng tỷ giá nhân dân tệ khiến đồng tiền này thấp giả tạo là một trong những nguyên nhân gây mất cân đối toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 8-11 biện hộ cho chính sách của Fed. Ông Obama nói: “Chúng tôi không thể tiếp tục duy trì tình trạng này, một số nước duy trì thặng dư thương mại lớn, trong khi các nước khác thâm hụt lớn, biện pháp này là một cách điều chỉnh tiền tệ, sẽ dẫn đến mô hình tăng trưởng cân bằng hơn”.
Tranh luận về “mô hình tăng trưởng cân bằng hơn” có thể là trọng tâm của hội nghị tại Seoul. Trong ngắn hạn, các nước thặng dư thương mại không muốn giảm lợi nhuận và các nước thâm hụt thương mại không muốn hạn chế chi tiêu, chỉ khi 2 bên nhượng bộ, Đông và Tây hợp tác mới có thể giải quyết.
Người phát ngôn của hội nghị thượng đỉnh G20 Kim Yoon Kyung nói với các phóng viên: “Hội nghị thượng đỉnh G20 là để xây dựng khuôn khổ phát triển mạnh mẽ, bền vững và cân bằng, nhiệm vụ chính của khuôn khổ này là làm thế nào để đối phó với tỷ giá và sự mất cân bằng thương mại”.
“Hôm nay (11-11), các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục” - ông Kim Yoon Kyung nói.
Kinh tế toàn cầu có khả năng đình trệ trước nay chưa từng có
Năm 2008, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nước trên thế giới thống nhất phải đoàn kết, cùng nhau đối phó với cuộc khủng hoảng, vì vậy đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20.
Một số nhà phân tích cho rằng nếu hội nghị thượng đỉnh G20 lần 5 này không đạt được sự nhất trí về vấn đề tỷ giá hối đoái, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nước tăng trưởng nhanh khác, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng đình trệ trước nay chưa từng có.
Kết quả của hội nghị G20 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của G20 và tác động đến hoạt động kinh tế toàn cầu.
Một số nhà phân tích cho rằng nếu hội nghị thượng đỉnh G20 lần 5 này không đạt được sự nhất trí về vấn đề tỷ giá hối đoái, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng đình trệ trước nay chưa từng có. Ảnh: Reuters
Trước khi hội nghị diễn ra, Thủ tướng Anh David Cameron nói với các phương tiện truyền thông Hàn Quốc rằng hội nghị thượng đỉnh G20 là diễn đàn cao nhất phát huy hợp tác kinh tế thế giới, nên phát triển thành cơ chế hợp tác hiệu quả sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Pháp cảnh báo: “Chiến tranh thế giới sắp xảy ra nhưng không phải là chiến tranh hạt nhân mà là chiến tranh tiền tệ, nếu G20 không kiểm soát được sự việc bùng phát, hậu quả sẽ mang tính phá hoại lớn”.
Tháng trước tại Hội nghị bộ trưởng tài chính G20 tổ chức Gyeongju (Hàn Quốc), các nước đã đồng ý tránh bảo hộ thương mại, cuộc chiến tranh tiền tệ, từ đó để cho thị trường quyết định tỷ giá tiền tệ giữa các nước. Tuy nhiên, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vào cuối tuần qua cho biết cần xác định tiêu chuẩn thị trường quyết định tỷ giá như thế nào trong tuần này, điều này sẽ quyết định hội nghị thượng đỉnh G20 có thành công hay không.
Trong đó, vấn đề tỷ giá và sự mất cân bằng thương mại toàn cầu được các đại biểu quan tâm.
Tỷ giá
Những vấn đề chính trên đều có mối quan hệ trực tiếp với Trung Quốc.
Trong vấn đề tỷ giá, một thời gian dài Mỹ yêu cầu Trung Quốc định giá lại nhân dân tệ, cho rằng nhân dân tệ thấp giả tạo tạo lợi thế xuất khẩu không công bằng cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc kiên quyết bác bỏ lập luận trên, mặc dù sau đó, nhân dân tệ so đô la Mỹ liên tục tăng lên.
Trước hội nghị thượng đỉnh G20, tỷ giá nhân dân tệ so đô la Mỹ đạt mức cao kỷ lục, được coi “món quà” Trung Quốc tặng cho hội nghị G20.
Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 nói với giới truyền thông Hàn Quốc: “Trung Quốc đang đối mặt với áp lực lớn, giữ cho giá nhân dân tệ về cơ bản là ổn định, chủ động, có thể kiểm soát và cải cách cơ chế hình thành tỷ giá nhân dân tệ một cách từ từ”.
Sự mất cân bằng thương mại
Trung Quốc, Đức và Nhật Bản có dòng tiền mặt dồi dào, xuất khẩu vượt xa nhập khẩu; trong khi các nước khác, đáng chú ý nhất bởi sự tăng trưởng kinh tế dựa vào người tiêu dùng là Mỹ, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, dẫn đến thâm hụt thương mại không ngừng gia tăng.
Do tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế không khởi sắc, Mỹ thực hiện chính sách nới lỏng định lượng. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông qua mua trái phiếu để bơm thanh khoản vào thị trường và tiếp tục kích thích tốc độ phục hồi kinh tế Mỹ.
Chính sách này gặp phải sự phản đối của các nước thặng dư thương mại như Đức, Brazil và Trung Quốc. Các nước này chỉ trích sự mất giá của đô la Mỹ sẽ khiến xuất khẩu của họ giảm.
Nhà kinh tế Alwi Desa Manny trong một cuộc phỏng vấn của BBC cho biết: “Chính sách trên khiến đô la Mỹ tràn ngập thị trường và tràn vào thị trường quốc tế. Vì vậy, cuộc chiến tiền tệ thực chất là Mỹ muốn đồng đô la giảm giá, trong khi Trung Quốc nỗ lực để đô la Mỹ giảm giá và duy trì giá nhân dân tệ ở mức thấp”.
Ông Alwi Desa Manny cho biết hai nước Mỹ và Trung Quốc đều hy vọng mở rộng xuất khẩu. Mỹ muốn làm thế nào để xuất khẩu kéo kinh tế khỏi suy thoái, còn Trung Quốc muốn xuất khẩu để đạt tăng trưởng cao.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, làm thế nào để đối phó với chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ cũng sẽ là một vấn đề được các nước quan tâm.
Tìm cách tái cân bằng
Ngày 10-11, người đi bộ ngang qua hội trường COEX, trung tâm hội nghị G20 tại Seoul, nghe Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Mỹ kiên quyết cho rằng Trung Quốc thao túng tỷ giá nhân dân tệ khiến đồng tiền này thấp giả tạo là một trong những nguyên nhân gây mất cân đối toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 8-11 biện hộ cho chính sách của Fed. Ông Obama nói: “Chúng tôi không thể tiếp tục duy trì tình trạng này, một số nước duy trì thặng dư thương mại lớn, trong khi các nước khác thâm hụt lớn, biện pháp này là một cách điều chỉnh tiền tệ, sẽ dẫn đến mô hình tăng trưởng cân bằng hơn”.
Tranh luận về “mô hình tăng trưởng cân bằng hơn” có thể là trọng tâm của hội nghị tại Seoul. Trong ngắn hạn, các nước thặng dư thương mại không muốn giảm lợi nhuận và các nước thâm hụt thương mại không muốn hạn chế chi tiêu, chỉ khi 2 bên nhượng bộ, Đông và Tây hợp tác mới có thể giải quyết.
Người phát ngôn của hội nghị thượng đỉnh G20 Kim Yoon Kyung nói với các phóng viên: “Hội nghị thượng đỉnh G20 là để xây dựng khuôn khổ phát triển mạnh mẽ, bền vững và cân bằng, nhiệm vụ chính của khuôn khổ này là làm thế nào để đối phó với tỷ giá và sự mất cân bằng thương mại”.
“Hôm nay (11-11), các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục” - ông Kim Yoon Kyung nói.
Kinh tế toàn cầu có khả năng đình trệ trước nay chưa từng có
Năm 2008, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nước trên thế giới thống nhất phải đoàn kết, cùng nhau đối phó với cuộc khủng hoảng, vì vậy đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20.
Một số nhà phân tích cho rằng nếu hội nghị thượng đỉnh G20 lần 5 này không đạt được sự nhất trí về vấn đề tỷ giá hối đoái, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nước tăng trưởng nhanh khác, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng đình trệ trước nay chưa từng có.
Kết quả của hội nghị G20 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của G20 và tác động đến hoạt động kinh tế toàn cầu.
Một số nhà phân tích cho rằng nếu hội nghị thượng đỉnh G20 lần 5 này không đạt được sự nhất trí về vấn đề tỷ giá hối đoái, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng đình trệ trước nay chưa từng có. Ảnh: Reuters
Trước khi hội nghị diễn ra, Thủ tướng Anh David Cameron nói với các phương tiện truyền thông Hàn Quốc rằng hội nghị thượng đỉnh G20 là diễn đàn cao nhất phát huy hợp tác kinh tế thế giới, nên phát triển thành cơ chế hợp tác hiệu quả sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Pháp cảnh báo: “Chiến tranh thế giới sắp xảy ra nhưng không phải là chiến tranh hạt nhân mà là chiến tranh tiền tệ, nếu G20 không kiểm soát được sự việc bùng phát, hậu quả sẽ mang tính phá hoại lớn”.
Tháng trước tại Hội nghị bộ trưởng tài chính G20 tổ chức Gyeongju (Hàn Quốc), các nước đã đồng ý tránh bảo hộ thương mại, cuộc chiến tranh tiền tệ, từ đó để cho thị trường quyết định tỷ giá tiền tệ giữa các nước. Tuy nhiên, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vào cuối tuần qua cho biết cần xác định tiêu chuẩn thị trường quyết định tỷ giá như thế nào trong tuần này, điều này sẽ quyết định hội nghị thượng đỉnh G20 có thành công hay không.
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)