G20 vẫn bất đồng về vấn đề tiền tệ và cân bằng thương mại
17/11/2010 12:00
Các nhà lãnh đạo G20 sau khi nhóm họp tại Seoul (Hàn Quốc), đã một lần nữa cố gắng giải quyết những khác biệt về vấn đề tiền tệ và mất cân bằng thương mại nhưng họ đã thất bại trong việc hòa giải những quan điểm của mình ở một số vấn đề cốt yếu này.
Đối mặt với viễn cảnh không tạo được bước tiến nào trong “cuộc chiến tiền tệ”, G20 đã nhất chí một giải pháp mơ hồ của cái gọi là “chỉ mang tính hướng dẫn”, nhằm hỗ trợ những giải pháp mà trên thế giới hiện có để giúp cho sự phát triển kinh tế toàn cầu ổn định hơn.
Thông cáo được Hội nghị đưa ra cho hay: “Những chỉ dẫn này sẽ đưa ra một loạt các chỉ số có thể phục vụ như một cơ chế để giúp cho việc nhận dạng sự mất cân bằng lớn một cách dễ dàng và kịp thời. Điều này đòi hỏi các hoạt động phòng ngừa và sửa chữa phải được thực hiện cùng lúc”.
Các thông cáo đã được đưa ra, tuy nhiên, các nhà lãnh đạo, các bộ trưởng tài chính cũng như những người đại diện của các tổ chức quốc tế tại Seoul không ai có thể lý giải được thế nào gọi là những hướng dẫn có thể góp phần giúp các quốc gia với những khác biệt không thể dung hòa tìm ra được một lý do hay một tiếng nói chung tại thời điểm này.
Mặc dù vậy, các bộ trưởng và các quan chức cũng được xoa dịu phần nào khi Hội nghị kết thúc với một số kết quả đạt được. Đáng chú ý là, các nước đã thống nhất Thỏa thuận Seoul với nội dung hỗ trợ tăng cường khả năng của các nước đang phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Đồng thời, G20 cũng đã nhất trí kế hoạch hành động phát triển nhiều năm để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển và kém phát triển.
Ngoài ra, các bộ trưởng tài chính G20 đã đồng ý trao 6% số phiếu trong IMF cho một số nền kinh tế đang nổi. Các nước này sẽ có thêm ghế trong ban quản trị IMF, trong khi Tây Âu sẽ mất hai ghế.
G20 kêu gọi các quốc gia cố gắng kiềm chế “cạnh tranh để giảm giá đồng tiền” và thúc đẩy các quốc gia hướng tới “một hệ thống tỷ giá hối đoái được xác định bởi thị trường, tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá để phản ánh những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế”.
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)