Giải pháp thúc đẩy XK hàng nông, thủy sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc
19/12/2013 12:00
Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu là mắt xích quan trọngtrong việc đảm bảo hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của thịtrường sở tại.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng chế biến xuấtkhẩu
Vì lợi ích của bản thân, mỗi doanh nghiệp sẽ phải nỗ lựcđể đảm bảo hàng hóa xuất khẩu của mình đáp ứng và phù hợp với các tiêu chuẩn vàyêu cầu được đưa ra. Tuy nhiên, đặc tính của doanh nghiệp là muốn thu được lợinhuận tối đa trên cơ sở đáp ứng mức chất lượng tối thiểu mà người tiêu dùng chấpnhận. Vì vậy, cá biệt vẫn có những trường hợp doanh nghiệp vì chạy theo mụctiêu lợi nhuận trước mắt sẵn sàng vượt qua ranh giới được phép. Do đó, trongcông tác tăng cường quản lý chất lượng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩukhông thể thiếu được vai trò của các cơ quan nhà nước nhằm quản lý, đảm bảo chấtlượng trong sản xuất và kinh doanh cũng như đảm bảo các lợi ích lâu dài và giữuy tín cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
Các cơ quan hữu quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh việc tuyêntruyền phổ biến và khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của ViệtNam áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như HACCP, ISO, SQF, GMP, GAP,...
Các cơ quan có chức năng kiểm soát chất lượng vệ sinh antoàn thực phẩm cần tăng cường năng lực kiểm tra kiểm nghiệm để có thể phát hiệnsớm những doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thựcphẩm, xây dựng các chế tài phù hợp với pháp luật để ngăn chặn những doanh nghiệpnày tham gia vào hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao.
Đối với một số mặt hàng đang hoặc có khả năng cao là đối tượngtheo dõi, giám sát nhập khẩu các cơ quan chức năng Nhật Bản và Hàn Quốc, có thểcân nhắc việc giới hạn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở lựa chọn nhữngdoanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng tốt, có năng lực chế biến xuất khẩu.
Về lâu dài, bên cạnh hoạt động xác nhận và chứng nhận cho từnglô hàng xuất khẩu đủ tiêu chuẩn, hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng đối vớihàng xuất khẩu cần tập trung hơn vào công tác đánh giá và công nhận hệ thống quảnlý chất lượng của các doanh nghiệp.
Quản lý chất lượng các hộ gia đình và doanh nghiệpnuôi trồng
Bên cạnh công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp chếbiến sản xuất cũng cần chú trọng đến công tác quản lý chất lượng của các hộ giađình và doanh nghiệp nuôi trồng vì đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu chocác doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thực tế các vụ việc vướng mắc liên quan đếnvấn đề vệ sinh kiểm dịch của hàng nông thủy sản xuất khẩu cho thấy trong nhiềutrường hợp, mặc dù quy trình sản xuất của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩutuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn liên quan nhưng hàng hóa vẫn không đạt các tiêuchí về vệ sinh kiểm dịch do ngay từ đầu vào, nguyên liệu đã có dư lượng hóa chấthoặc kháng sinh vượt quá mức độ cho phép. Vì vậy, cần phải kiểm soát ngay từkhâu nuôi trồng và thu hoạch.
Công tác nghiên cứu khoa học về vệ sinh kiểm dịch
Nhìn chung, các thể chế thương mại đa phương và khu vực thừanhận là việc nước nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch ởphạm vi đủ cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người, các loài độngvật và thực vật. Vì vậy cũng tồn tại khả năng các biện pháp này bị lạm dụng mộtcách quá mức cần thiết. Do đó, các kết quả nghiên cứu khoa học trong quá trìnhđấu tranh chống lại các rào cản thương mại của thị trường, đặc biệt là đối vớicác quy định liên quan đến lượng tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất phụ gia,...có trong sản phẩm xuất khẩu là rất quan trọng.
Tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng
Các biện pháp phi thuế quan của Nhật Bản và Hàn Quốc thuộcphạm vi điều chỉnh của nhiều luật và quy định khác nhau, do nhiều cơ quan có thẩmquyền khác nhau quản lý và thực thi. Kinh nghiệm xử lý một số vụ việc có liênquan đến các biện pháp phi thuế quan của hai nước này đã cho thấy mối quan hệ hợptác với các cơ quan có thẩm quyền này là rất quan trọng trong việc giải quyếtcác vướng mắc phát sinh, góp phần tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của ViệtNam tăng khả năng tiếp cận đối với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Tất nhiên,nguyên tắc cơ bản của giải quyết tranh chấp vẫn là dựa trên luật pháp và quy định,trong đó cơ sở đầu tiên là các quy định của hệ thống thương mại đa phương vàcam kết của hai nước trong các điều ước quốc tế song phương và khu vực, sau đólà luật lệ và quy định của nước sở tại. Tuy vậy, một mối quan hệ hợp tác chặtchẽ, mang tính xây dựng với các cơ quan chức năng của nước đối tác dưới hình thứctrao đổi thông tin và cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp với quy định vàlợi ích của mỗi bên sẽ tạo thuận lợi hơn cho quá trình giải quyết những vướng mắcphát sinh.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp
Với khuôn khổ pháp lý thuận lợi, được sự ủng hộ, nhất trícao của Lãnh đạo cấp cao giữa các nước trong khu vực Đông Bắc Á, Việt Nam đangngày càng thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc,trong đó có các doanh nghiệp thương mại. Đây là một trong những lợi thế màchúng ta cần tận dụng để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng hóa sang thị trườngcác nước này. Chúng ta cần tranh thủ sự hợp tác của các doanh nghiệp Nhật Bảnvà Hàn Quốc vì chính những doanh nghiệp này là những người nắm rõ nhất về cácquy định và yêu cầu liên quan đối với hàng hóa nhập khẩu và trên cơ sở đó có thểđưa ra những bước đi phù hợp để đáp ứng được các biện pháp phi thuế quan màChính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra. Các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốccũng sẽ có lợi ích trong mối quan hệ hợp tác này thông qua việc đưa các chủngloại hàng hóa đa dạng của Việt Nam tiếp cận được với người tiêu dùng các nướcnày cũng như cộng đồng người Việt Nam tại đây.
Đàm phán mở cửa thị trường
Riêng đối với thị trường Hàn Quốc, trong bối cảnh Việt Namvà Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại tự do VKFTA, chúng tahiện đang có cơ hội để trao đổi với phía Hàn Quốc về các biện pháp tăng cườngkhả năng tiếp cận của hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông lâm thủy sản,vào thị trường Hàn Quốc thông qua quá trình đàm phán. Thông qua đàm phán ta cóthể yêu cầu phía Hàn Quốc có sự hợp tác tích cực trong lĩnh vực vệ sinh kiểm dịchvà tiêu chuẩn kỹ thuật hướng tới việc hai bên công nhận các kết quả kiểm tra vàgiám định của các cơ quan kiểm tra chất lượng của mỗi nước để giảm bớt tỷ lệ lấymẫu kiểm tra trong các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam, đẩy nhanh thời gianthông quan và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đồng thời, ta cũng có thể yêu cầu hai bên thống nhất một lộtrình để phía Hàn Quốc đưa dần và đẩy nhanh quy trình đánh giá rủi ro nhập khẩuđối với các loại trái cây và rau quả tươi của Việt Nam, tạo điều kiện gia tăngsố lượng các sản phẩm nông sản của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trườngHàn Quốc.
Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn
Các tin khác
- Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay (08/07/2025)
- Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, tăng trưởng 14,4% trong 6 tháng đầu năm (07/07/2025)
- Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ suy giảm mạnh trong tháng 6/2025 (07/07/2025)
- Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc (07/07/2025)
- Việt Nam xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo (07/07/2025)