Hạ thuế chống bán phá giá có thể sẽ thúc đẩy xuất khẩu tôm của Thái Lan sang thị trường Hoa Kỳ
27/02/2009 12:00
Gần đây Chính phủ Mỹ đã ra quyết định cắt giảm thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Thái Lan có thể dẫn đến việc tăng lượng tôm của Thái Lan xuất khẩu vào thị trường này.
Vụ Đàm phán Thương mại, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết cuối cùng Mỹ đã chấp thuận giải quyết tranh chấp theo quy định của WTO trong cách tính thuế không công bằng thay vì giảm thuế chống bán phá giá cho sản phẩm tôm xuất khẩu của Thái Lan. Bà Apiradi Tantraporn, Vụ trưởng vụ Ngoại thương cho biết hai công ty của Thái Lan sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá, trong khi các công ty khác sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá thấp hơn, giảm từ mức 5,95% trước đây xuống còn 5,34%. Từ ngày 16 tháng 01.
Hiện nay Mỹ vẫn là thị trường chính xuất khẩu tôm của Thái Lan chiếm trên 50% tổng giá trị tôm xuất khẩu. Năm 2008, tôm xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ tăng 1,52% đạt 43,17 tỷ bạt. Tổng giá trị tôm xuất khẩu của Thái Lan năm 2008 tăng 10,6% đạt 85 tỷ bạt (2,38 tỷ USD).
Tuy nhiên, bà Apiradi đã cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan phải cẩn thận khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ rằng họ có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản nếu lượng hàng xuất khẩu tăng mạnh.
Ông Poj Aramwatananont - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan cho biết các nhà xuất khẩu tôm cảm thấy yên tâm về việc Mỹ cắt giảm thuế chống bán phá giá, điều này có thể thúc đẩy xuất khẩu tôm tăng vào thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa chấp thuận quyết định khác của WTO liên quan đến “quĩ đảm bảo thường xuyên” để đối phó với tôm xuất khẩu của Thái Lan. Hiện Mỹ đang thi hành những biện pháp bảo hộ thương mại hai chiều: Một quĩ bảo hộ thường xuyên với 100 % bảo đảm của ngân hàng và thuế chống bán phá giá.
Ông Poj cho biết thêm Mỹ phải dừng áp dụng quĩ đảm bảo thường xuyên trên đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan vào tháng 4, ông cũng cho biết thêm rằng nếu doanh nghiệp Thái Lan đảm bảo xuất khẩu mang lại được 12 tỷ bạt sẽ giúp họ giải quyết vấn đề cân đối khả năng thanh toán trong thời kỳ khủng hoảng tài chính hiện nay.
Vụ Đàm phán Thương mại, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết cuối cùng Mỹ đã chấp thuận giải quyết tranh chấp theo quy định của WTO trong cách tính thuế không công bằng thay vì giảm thuế chống bán phá giá cho sản phẩm tôm xuất khẩu của Thái Lan. Bà Apiradi Tantraporn, Vụ trưởng vụ Ngoại thương cho biết hai công ty của Thái Lan sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá, trong khi các công ty khác sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá thấp hơn, giảm từ mức 5,95% trước đây xuống còn 5,34%. Từ ngày 16 tháng 01.
Hiện nay Mỹ vẫn là thị trường chính xuất khẩu tôm của Thái Lan chiếm trên 50% tổng giá trị tôm xuất khẩu. Năm 2008, tôm xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ tăng 1,52% đạt 43,17 tỷ bạt. Tổng giá trị tôm xuất khẩu của Thái Lan năm 2008 tăng 10,6% đạt 85 tỷ bạt (2,38 tỷ USD).
Tuy nhiên, bà Apiradi đã cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan phải cẩn thận khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ rằng họ có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản nếu lượng hàng xuất khẩu tăng mạnh.
Ông Poj Aramwatananont - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan cho biết các nhà xuất khẩu tôm cảm thấy yên tâm về việc Mỹ cắt giảm thuế chống bán phá giá, điều này có thể thúc đẩy xuất khẩu tôm tăng vào thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa chấp thuận quyết định khác của WTO liên quan đến “quĩ đảm bảo thường xuyên” để đối phó với tôm xuất khẩu của Thái Lan. Hiện Mỹ đang thi hành những biện pháp bảo hộ thương mại hai chiều: Một quĩ bảo hộ thường xuyên với 100 % bảo đảm của ngân hàng và thuế chống bán phá giá.
Ông Poj cho biết thêm Mỹ phải dừng áp dụng quĩ đảm bảo thường xuyên trên đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan vào tháng 4, ông cũng cho biết thêm rằng nếu doanh nghiệp Thái Lan đảm bảo xuất khẩu mang lại được 12 tỷ bạt sẽ giúp họ giải quyết vấn đề cân đối khả năng thanh toán trong thời kỳ khủng hoảng tài chính hiện nay.
Nguồn: http://www.moit.gov.vn
Các tin khác
- Cục PVTM thông báo tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester từ Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Trung Hoa (04/07/2025)
- BCT ban hành Quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm bột ngọt từ In-đô-nê-xi-a và Trung Hoa (04/07/2025)
- BCT ban hành Quyết định rà soát rà soát NXK mới trong vụ việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với một số sản phẩm đường mía từ Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma (04/07/2025)
- Bản câu hỏi vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG và CTC đối với sản phẩm đường từ Thái Lan (02/07/2025)
- Cục PVTM ban hành Bản câu hỏi điều tra dành cho NSX/XK nước ngoài trong vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG và CTC đối với sản phẩm đường từ Thái Lan (30/06/2025)