Hàn Quốc đối mặt nguy cơ nhận khiếu nại ''kép'' từ Nhật và EU
26/11/2018 12:00
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 25/11 cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ ý định sẽ cùng với Nhật Bản tham gia vào quá trình khiếu nại đang diễn ra đối với ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc, liên quan đến việc Seoul đã cung cấp một số khoản trợ cấp xuất khẩu và nội địa, thông qua các kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp của những tổ chức công-tư, dành cho các nhà đóng tàu Hàn Quốc hoặc khách hàng của họ."
Giải thích rõ hơn về động thái này, phía EU cho rằng: "EU là nhà sản xuất và xuất khẩu toàn cầu lớn về các sản phẩm tàu và thiết bị hàng hải, chẳng hạn như động cơ tàu và thiết bị định vị. Do đó, những biện pháp (trợ giá của Chính phủ Hàn Quốc) được đề cập trong đơn khiếu nại có thể tác động đáng kể đến giá tàu, bao gồm cả tàu và các thiết bị hàng hải khác, đồng thời gây ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại của những sản phẩm này."
Trước đó, vào ngày 6/ 11, Nhật Bản đã đệ đơn khiếu nại Hàn Quốc và tuyên bố rằng Seoul vi phạm các quy định của WTO trong việc trợ cấp cho các cơ sở đóng tàu, dẫn đến thiệt hại cho ngành công nghiệp Nhật Bản.
Trước bước đi này của EU, giới chuyên gia khẳng định Seoul nên chuẩn bị sẵn sàng cho viễn cảnh sẽ nhận được những đơn khiếu nại mới từ phía EU.
Ahn Duk-geun, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Quốc gia Seoul, cho hay: "Trước đây EU đã đưa ra một vấn đề tương tự Nhật Bản tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tôi tin rằng động thái của khối này khi tham gia vào các cuộc tham vấn cho thấy họ cũng đang tìm cách đệ đơn kiện chống lại Hàn Quốc."
Hồi tháng 10/2002, EU đã kiện Hàn Quốc với tuyên bố rằng sự hỗ trợ của chính phủ đối với việc tái cấu trúc các nhà đóng tàu địa phương có thể được coi là trợ cấp. Vào tháng 3/2005, WTO đã đưa ra một kết luận chấp nhận hầu hết các biện hộ của Hàn Quốc./.
Giải thích rõ hơn về động thái này, phía EU cho rằng: "EU là nhà sản xuất và xuất khẩu toàn cầu lớn về các sản phẩm tàu và thiết bị hàng hải, chẳng hạn như động cơ tàu và thiết bị định vị. Do đó, những biện pháp (trợ giá của Chính phủ Hàn Quốc) được đề cập trong đơn khiếu nại có thể tác động đáng kể đến giá tàu, bao gồm cả tàu và các thiết bị hàng hải khác, đồng thời gây ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại của những sản phẩm này."
Trước đó, vào ngày 6/ 11, Nhật Bản đã đệ đơn khiếu nại Hàn Quốc và tuyên bố rằng Seoul vi phạm các quy định của WTO trong việc trợ cấp cho các cơ sở đóng tàu, dẫn đến thiệt hại cho ngành công nghiệp Nhật Bản.
Trước bước đi này của EU, giới chuyên gia khẳng định Seoul nên chuẩn bị sẵn sàng cho viễn cảnh sẽ nhận được những đơn khiếu nại mới từ phía EU.
Ahn Duk-geun, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Quốc gia Seoul, cho hay: "Trước đây EU đã đưa ra một vấn đề tương tự Nhật Bản tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tôi tin rằng động thái của khối này khi tham gia vào các cuộc tham vấn cho thấy họ cũng đang tìm cách đệ đơn kiện chống lại Hàn Quốc."
Hồi tháng 10/2002, EU đã kiện Hàn Quốc với tuyên bố rằng sự hỗ trợ của chính phủ đối với việc tái cấu trúc các nhà đóng tàu địa phương có thể được coi là trợ cấp. Vào tháng 3/2005, WTO đã đưa ra một kết luận chấp nhận hầu hết các biện hộ của Hàn Quốc./.
Nguồn: TTXVN/ Việt Nam Plus
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)