Hiệp định VCUFTA: Chủ động vượt trở ngại

22/07/2013 12:00 - 701 lượt xem

Việc Việt Nam đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan (VCUFTA) có ý nghĩa quan trọng, mở thêm hướng mới cho xuất khẩu và hợp tác.
 

Theo nghiên cứu về tác động của VCUFTA đốivới thương mại hai chiều, xuất khẩu của Nga sang Việt Nam có thể tăng 75%,Belarus tăng 83%, Kazakhstan tăng 83%; xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga tăng 63%,Belarus tăng 41% và Kazakhstan tăng 8%...

Song song với những thuận lợi, Việt Nam sẽ cần phảivượt qua một số thách thức không nhỏ để hưởng lợi từ VCUFTA. Với khả năng cạnhtranh như hiện nay, Việt Nam chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu nhập khẩu của Liênminh Hải quan (LMHQ), thể hiện ở giá trị xuất khẩu của Việt Nam còn chiếm tỷtrọng rất thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu của LMHQ. Nguyên nhân chủ yếu làphần lớn các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chưa được làm quen với thói quentiêu dùng của người dân Nga và các nước SNG, chưa có điều kiện tìm hiểu nhiềuvề các yêu cầu về luật pháp, hệ thống kiểm dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật khá đặcthù của thị trường này. Thông tin, tài liệu về quy định của phía bạn chủ yếubằng tiếng Nga khiến việc tìm hiểu thị trường gặp nhiều khó khăn...

Một trong những khó khăn chung đối vớidoanh nghiệp Việt Namkhi hội nhập kinh tế thế giới là sức ép cạnh tranh sẽ đến từ các đối thủ thuộccác nước có trình độ phát triển hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần hiểurằng, sự gia tăng cạnh tranh của nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ nước ngoàichỉ có thể gây tác động bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn. Trong dài hạn, mộtmôi trường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch sẽ thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh giaolưu thương mại hàng hóa và dịch vụ. Chẳng hạn, việc thành lập Ngân hàng liêndoanh Việt- Nga (VRB) sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng trongnước vì Nga vốn là nước rất mạnh về công nghệ tài chính- ngân hàng nhưng đồngthời góp phần khai thông việc thanh toán hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu Việt- Nga. Các ngân hàng Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệptrong nước nói chung sẽ buộc phải hoàn thiện dịch vụ của mình để cạnh tranh.

Với những trở ngại không quá lớn, mang tính chất ngắn hạn và trung hạn, việc sớm chủ động chính là chìa khóa để các doanh nghiệp vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội to lớn mà VCUFTA mang lại.

Khi VCUFTA hình thành, các dự án đầu tư từcác nước Nga, Belarus và Kazakhstan sẽ tăng mạnh tại Việt Nam, chủ yếu trongcác lĩnh vực như năng lượng, chế tạo máy, hóa chất... Việt Nam cần sớm chủđộng, thực hiện đồng bộ từ khâu phê duyệt dự án FDI tới việc giám sát thực hiệndự án, bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường, khai thác đất đai, tài nguyên,khoáng sản hiệu quả, thực hiện nghiêm túc quy trình về chuyển giao công nghệ,nghĩa vụ đối với người lao động...

Trong khoảng thời gian 2- 3 năm từ nay chođến khi kết thúc đàm phán VCUFTA, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệpcần sát cánh để sớm tìm biện pháp khắc phục nhược điểm, tận dụng ngay những ưuđãi. Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực có trình độ ngoạingữ (đặc biệt là tiếng Nga), triển khai ngay nghiên cứu thị trường và hệ thốngvăn bản pháp lý của LMHQ; sớm có kế hoạch điều chỉnh sản xuất các mặt hàng xuấtkhẩu sang thị trường này, đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh antoàn thực phẩm, tiếp cận tốt nhu cầu và thị hiếu người dân. Các cơ quan quản lýnhà nước có thể sẽ cần một số điều chỉnh về tổ chức, đưa ra các cơ chế thíchhợp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, tận dụngcác ưu đãi của VCUFTA.

 

Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn 

Quảng cáo sản phẩm