Hiệp định VPA/FLEGT: Kết quả đàm phán và lộ trình tiếp theo

31/03/2015 12:00 - 819 lượt xem

Sau phiên đàm phán cấp cao lần thứ 4 vào tháng 12 năm 2014, Việt Nam và EU đã nhất trí cơ bản 7 trong số 9 phụ lục của Hiệp định VPA. Trong 2 năm 2013 và 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật mới thuộc ngành lâm nghiệp, do vậy, hiện nay phía Việt Nam đang tiến hành rà soát và điều chỉnh tất cả các tiêu chí, chỉ số và bằng chứng về định nghĩa gỗ hợp pháp theo các văn bản pháp luật mới có hiệu lực đến ngày 31/3/2015.

VPA là Hiệp định đối tác tự nguyện nhằm thực thi kế hoạch hành động "Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT)" của Châu Âu. VPA là Hiệp định thương mại song phương cấp Chính phủ giữa EU và Việt Nam. Theo đó, hai bên thỏa thuận Việt Nam thiết lập Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) để xác minh và cấp phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và SPG xuất khẩu vào EU nhằm tránh phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy chế gỗ của EU (EUTR có hiệu lực từ tháng 3/2013).

Việt Nam và EU bắt đầu đàm phán Hiệp định này từ tháng 11/2010. Tính đến nay đã có 4 phiên đàm phán cấp cao, 8 phiên cấp kỹ thuật và 29 cuộc họp trực tuyến được diễn ra. Hiện, hai đoàn đàm phán đang tiếp tục thống nhất một lộ trình làm việc để có thể hoàn chỉnh Hiệp định với mong muốn kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định vào cuối năm 2015.

Theo thông tin do Trung tâm Giáo dục và Phát triển cung cấp dựa trên các thông tin và tài liệu được công bố từ Tổng cục Lâm nghiệp, đến nay, Việt Nam và EU cơ bản đã đàm phán và thống nhất hầu hết nội dung 9 phụ lục kỹ thuật của VPA, cụ thể:

Phụ lục 1:Danh mục hàng hóa đưa vào hiệp định để cấp phép FLEGT. Hai bên đã nhất trí danh mục hàng hóa đưa vào Hiệp định gồm có: 13 mã hàng và 3 tiểu mã hàng (thuộc chương 44 và chương 94 – danh mục các mặt hàng XNK của Việt Nam). Tổng cộng sẽ có 23 phân nhóm mặt hàng và 113 số lượng mặt hàng. Các mặt hàng này đều được liệt kê theo danh mục mặt hàng phải làm trách nhiệm giải trình trong quy chế gỗ EU.

Phụ lục 2:Khuôn khổ định nghĩa gỗ hợp pháp. Hai bên đã thống nhất chia định nghĩa gỗ hợp pháp thành hai nhóm: Tổ chức và hộ gia đình với yêu cầu pháp lý khác nhau. Chủ trương là đối với đối tượng hộ gia đình sẽ hạn chế tối đa thủ tục hành chính cho việc xác minh tính hợp pháp của gỗ. Sau phiên đàm phán cấp cao lần thứ 4, hai bên đã nhất trí về 7 nguyên tắc của định nghĩa gỗ hợp pháp. Phía Việt Nam đang tiến hành rà soát lại tất cả các tiêu chí, chỉ số và bằng chứng thuộc 7 nguyên tắc này theo quy định của các văn bản pháp luật mới, có hiệu lực đến ngày 31/3/2015.

Phụ lục 3:Điều kiện cho phép lưu thông tự do các sản phẩm gỗ được cấp phép FLEGT từ Việt Nam vào EU. Phụ lục này phải tuân theo quy định của EU, không được đàm phán. Quy định quy trình xác minh giấy phép FLEGT từ Việt Nam do các cơ quan thẩm quyền của EU tiến hành gồm có: Nộp giấy phép; Kiểm tra tính hiệu lực của giấy phép,; Các yêu cầu bổ sung thông tin và Xác minh tính phù hợp của giấy phép với từng chuyến hàng.

Phục lục 4:Điều kiện quy định cấp phép FLEGT và các thông số kỹ thuật cho giấy phép FLEGT. Hai bên đã thống nhất được các nội dung cơ bản của phụ lục gồm: Sử dụng thống nhất thuật ngữ giấy phép cấp cho chuyến hàng - "shipment"; giấy phép FLEGT được cấp cho một chuyến hàng, một nhà xuất khẩu qua một cửa khẩu duy nhất thuộc EU, tại một thời điểm; cơ quan thẩm quyền cấp phép FLEGT là cơ quan CITES Việt Nam; giấy phép phải được in trên giấy chống giả, sử dụng bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Phụ lục 5:Hệ thống TLAS. Đây là vấn đề vướng mắc nhất hiện nay bởi hai bên còn khác nhau về quan điểm. Trong khi Việt Nam cho rằng đây là hiệp định song phương giữa Việt Nam và EU nên hệ thống TLAS chỉ quy định xác minh và cấp phép FLEGT cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU thì phía EU lại cho rằng hệ thống TLAS cần phải thiết kế cho toàn bộ thị trường EU, các thị trường xuất khẩu khác và thị trường nội địa.

Phụ lục 6 và 7:Điều khoản tham chiếu đối với hoạt động giám sát độc lập hệ thống cấp phép FLEGT và tiêu chí đánh giá hoạt động của TLAS. Hai phục lục này đã được hai bên đàm phán và thống nhất về yêu cầu và nhiệm vụ của hoạt động đánh giá độc lập.

Phụ lục 8:Công bố thông tin. Phụ lục này quy định cam kết của hai bên trong việc công bố thông tin liên quan đến thực hiện hiệp định. Tại phiên đàm phán cấp cao lần thứ 4, hai bên đã nhất trí phần lớn nội dung về phục lục công bố thông tin.

Phụ lục 9:Chức năng của Ủy ban hỗn hợp thực hiện hiệp định JIC. Tại phiên cấp kỹ thuật lần thứ 8, hai bên đã nhất trí trưởng đoàn Việt Nam là một lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, còn phía EU là đại sứ EU tại Việt Nam.

Về lộ trình đàm phán và các bước tiếp theo, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ có 2 phiên đàm phán cấp cao lần thứ 5 tại Hà Nội và lần thứ 6 tại Brussels, Bỉ. Ngoài ra, 3 cuộc họp cấp kỹ thuật lần 9 từ ngày 14-15/4/2015 tại Hà Nội, lần 10 vào tháng 7/2015 và lần 11 sẽ diễn ra trước khi kết thúc đàm phán. Trên cơ sở các buổi làm việc kể trên, hai bên cố gắng giải quyết các vướng mắc để có thể kết thúc đàm phán vào cuối

Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
Quảng cáo sản phẩm