Hóa giải thách thức cản hàng Việt vào Hoa Kỳ
28/03/2017 12:00
Là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ chưa tới 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ so với thế giới. Song, để giữ được tỷ lệ nhỏ nhoi này đối với xuất khẩu Việt Nam vẫn còn lắm nỗi gian nan.
Việc xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng trở nên “chông gai” khi mới đây, Chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã dựng thêm nhiều rào cản khắt khe trên con đường vốn chưa từng “bằng phẳng” bởi những yêu cầu về kỹ thuật và kiểm định nghiêm ngặt. Dù là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng tốc độ tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, Hàn Quốc và nếu quốc gia này áp dụng các biện pháp bảo hộ, xuất khẩu của Việt Nam có thể bị giảm cả về quy mô và động lực.
Quy mô lớn, tốc độ thấp
Mặc dù tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa của nước ta với kim ngạch đạt 38,46 tỷ USD nhưng tốc độ tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ (14,9%) vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu sang Trung Quốc (32,5%) và Hàn Quốc (28%).
Bước sang năm 2017, Tổng cục Hải quan cho biết, tính tới tháng Hai, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 6 tỷ USD, tăng hơn 54% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái song tốc độ tăng vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (36,4%),Hàn Quốc (31,9%). Cũng theo Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong mười năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 8,81 tỷ USD, đến năm 2015 đạt 41,26 tỷ USD, tăng trưởng bình quân trên 19%/năm.
Cán cân thương mại hàng hóa song phương luôn đạt thặng dư cao về phía Việt Nam, từ mức 6,85 tỷ USD năm 2006 đã lên 25,67 tỷ USD năm 2015. Đặc biệt, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc) và là thị trường mà Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa lớn nhất năm 2016.
Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt 47,17 tỷ USD, trong đó hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 38,464 tỷ USD, chiếm 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, có thể thấy, xuất khẩu sang Hoa Kỳ được đánh giá tiếp tục tiềm ẩn nhiều khó khăn, câu chuyện lâu nay vẫn được đề cập do “vướng” hàng rào kỹ thuật, từ các mặt hàng thủy sản, gạo… cho tới thép, tôn lạnh.
Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, năm 2016, một số lô gạo Việt xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã bị trả về do có nhiều lô hàng nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi phạm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước này. Theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), từ năm 2012 đến tháng 8/2016, có tổng số 16 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này bị trả về, với tổng số 412 container, tương ứng gần 10.000 tấn gạo.
Đặc biệt, trước chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donal Trump, vấn đề hàng rào bảo hộ tiếp tục là mối quan ngại lớn, “cản đường” hàng hóa Việt thâm nhập thị trường này.
Đẩy mạnh FTA Việt Nam – Hoa Kỳ
Trong những tháng đầu năm 2017, thời điểm ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, so với cùng kỳ năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt con số 3,012 tỷ USD, tăng 0,3%; nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ đạt 679 triệu USD, tăng 14,6%. Nghĩa là cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhưng xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 0,3%, trong khi nhập khẩu tăng tới 14,6%.
PGs.Ts. Nguyễn Thường Lạng, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá, Việt Nam có thể gặp nhiều rào cản khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ do những ưu đãi rộng và toàn diện của TPP không được thực hiện.
Hoa Kỳ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng nếu áp dụng các biện pháp bảo hộ, có thể làm giảm động lực và quy mô xuất khẩu của Việt Nam.
PGs.Ts. Lạng nhấn mạnh, quan điểm chống thương mại bất công của ông Trump có thể quy Việt Nam vào danh sách các nước quan hệ thương mại không công bằng do Việt Nam từng bị kiện bán phá giá cá trên thị trường Hoa Kỳ.
Vì vậy, giải pháp được các chuyên gia đưa ra trong bối cảnh hiện nay là Việt Nam cần phải đẩy nhanh kí kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam, đánh giá không có TPP, Việt Nam có thể xúc tiến hiệp định song phương với Hoa Kỳ vì tuy phản đối các hiệp định đa phương mang tính chất khu vực nhưng Chính phủ nước này khá mở với các hiệp định song phương. Do đó, nếu ký kết thành công FTA với Hoa Kỳ, chắc chắn sẽ tạo được tác động tích cực lên GDP.
Tuy nhiên, nói về tiềm năng của Hiệp định Thương mại tự do song phương với Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh khẳng định, Việt Nam sẵn sàng đàm phán FTA với Hoa Kỳ, nhưng vấn đề là Tổng thống Donal Trump có định làm gì không.
Chuyên gia Lê Đăng Doanh nghi ngại, đến nay, chúng ta chưa thấy động thái thúc đẩy FTA Việt Nam – Hoa Kỳ trong khi, nếu đàm phán FTA, Hoa Kỳ sẽ phải mở cửa cho hàng Việt Nam vào, nhưng như vậy, ông Trump sẽ không giữ được lời hứa tạo ra 27 triệu công ăn việc làm của mình.
Không chỉ gặp khó khăn bởi hàng rào bảo hộ, tỷ giá hối đoái cũng đang có sức ảnh hưởng khá lớn tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện mục tiêu điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn nữa và phản ánh đúng đắn thông tin của thị trường ngoại hối. Đối với các DN, cần chủ động phòng ngừa những biến động tỷ giá hối đoái ở tầm vĩ mô và vi mô, thực hiện tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh như hợp đồng quyền chọn, hoán đổi…
Đặc biệt, Việt Nam phải quan tâm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, gia tăng mạnh mẽ quy mô của GDP, như vậy sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang Hoa Kỳ nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP của Việt Nam là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu, việc gia tăng mạnh GDP có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, bao gồm cả các hoạt động đối ngoại.
Cuối cùng là sự biến động GDP và GDP bình quân trên đầu người của Hoa Kỳ có tác động tới giá trị xuất khẩu. Vì vậy, để xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ được ổn định, duy trì và phát triển, các nhà nghiên cứu, các DN và nhà quản lý cần chung tay tìm hiểu kỹ hơn về quy mô thị trường, xu thế phát triển, tình hình kinh tế từng bang, vùng, miền thuộc Hoa Kỳ nhằm có kế hoạch sản xuất cũng như xuất khẩu chủ động và hiệu quả hơn.
Nguồn: Thoibaokinhdoanh
Việc xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng trở nên “chông gai” khi mới đây, Chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã dựng thêm nhiều rào cản khắt khe trên con đường vốn chưa từng “bằng phẳng” bởi những yêu cầu về kỹ thuật và kiểm định nghiêm ngặt. Dù là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng tốc độ tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, Hàn Quốc và nếu quốc gia này áp dụng các biện pháp bảo hộ, xuất khẩu của Việt Nam có thể bị giảm cả về quy mô và động lực.
Quy mô lớn, tốc độ thấp
Mặc dù tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa của nước ta với kim ngạch đạt 38,46 tỷ USD nhưng tốc độ tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ (14,9%) vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu sang Trung Quốc (32,5%) và Hàn Quốc (28%).
Bước sang năm 2017, Tổng cục Hải quan cho biết, tính tới tháng Hai, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 6 tỷ USD, tăng hơn 54% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái song tốc độ tăng vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (36,4%),Hàn Quốc (31,9%). Cũng theo Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong mười năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 8,81 tỷ USD, đến năm 2015 đạt 41,26 tỷ USD, tăng trưởng bình quân trên 19%/năm.
Cán cân thương mại hàng hóa song phương luôn đạt thặng dư cao về phía Việt Nam, từ mức 6,85 tỷ USD năm 2006 đã lên 25,67 tỷ USD năm 2015. Đặc biệt, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc) và là thị trường mà Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa lớn nhất năm 2016.
Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt 47,17 tỷ USD, trong đó hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 38,464 tỷ USD, chiếm 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, có thể thấy, xuất khẩu sang Hoa Kỳ được đánh giá tiếp tục tiềm ẩn nhiều khó khăn, câu chuyện lâu nay vẫn được đề cập do “vướng” hàng rào kỹ thuật, từ các mặt hàng thủy sản, gạo… cho tới thép, tôn lạnh.
Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, năm 2016, một số lô gạo Việt xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã bị trả về do có nhiều lô hàng nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi phạm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước này. Theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), từ năm 2012 đến tháng 8/2016, có tổng số 16 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này bị trả về, với tổng số 412 container, tương ứng gần 10.000 tấn gạo.
Đặc biệt, trước chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donal Trump, vấn đề hàng rào bảo hộ tiếp tục là mối quan ngại lớn, “cản đường” hàng hóa Việt thâm nhập thị trường này.
Đẩy mạnh FTA Việt Nam – Hoa Kỳ
Trong những tháng đầu năm 2017, thời điểm ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, so với cùng kỳ năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt con số 3,012 tỷ USD, tăng 0,3%; nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ đạt 679 triệu USD, tăng 14,6%. Nghĩa là cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhưng xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 0,3%, trong khi nhập khẩu tăng tới 14,6%.
PGs.Ts. Nguyễn Thường Lạng, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá, Việt Nam có thể gặp nhiều rào cản khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ do những ưu đãi rộng và toàn diện của TPP không được thực hiện.
Hoa Kỳ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng nếu áp dụng các biện pháp bảo hộ, có thể làm giảm động lực và quy mô xuất khẩu của Việt Nam.
PGs.Ts. Lạng nhấn mạnh, quan điểm chống thương mại bất công của ông Trump có thể quy Việt Nam vào danh sách các nước quan hệ thương mại không công bằng do Việt Nam từng bị kiện bán phá giá cá trên thị trường Hoa Kỳ.
Vì vậy, giải pháp được các chuyên gia đưa ra trong bối cảnh hiện nay là Việt Nam cần phải đẩy nhanh kí kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam, đánh giá không có TPP, Việt Nam có thể xúc tiến hiệp định song phương với Hoa Kỳ vì tuy phản đối các hiệp định đa phương mang tính chất khu vực nhưng Chính phủ nước này khá mở với các hiệp định song phương. Do đó, nếu ký kết thành công FTA với Hoa Kỳ, chắc chắn sẽ tạo được tác động tích cực lên GDP.
Tuy nhiên, nói về tiềm năng của Hiệp định Thương mại tự do song phương với Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh khẳng định, Việt Nam sẵn sàng đàm phán FTA với Hoa Kỳ, nhưng vấn đề là Tổng thống Donal Trump có định làm gì không.
Chuyên gia Lê Đăng Doanh nghi ngại, đến nay, chúng ta chưa thấy động thái thúc đẩy FTA Việt Nam – Hoa Kỳ trong khi, nếu đàm phán FTA, Hoa Kỳ sẽ phải mở cửa cho hàng Việt Nam vào, nhưng như vậy, ông Trump sẽ không giữ được lời hứa tạo ra 27 triệu công ăn việc làm của mình.
Không chỉ gặp khó khăn bởi hàng rào bảo hộ, tỷ giá hối đoái cũng đang có sức ảnh hưởng khá lớn tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện mục tiêu điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn nữa và phản ánh đúng đắn thông tin của thị trường ngoại hối. Đối với các DN, cần chủ động phòng ngừa những biến động tỷ giá hối đoái ở tầm vĩ mô và vi mô, thực hiện tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh như hợp đồng quyền chọn, hoán đổi…
Đặc biệt, Việt Nam phải quan tâm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, gia tăng mạnh mẽ quy mô của GDP, như vậy sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang Hoa Kỳ nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP của Việt Nam là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu, việc gia tăng mạnh GDP có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, bao gồm cả các hoạt động đối ngoại.
Cuối cùng là sự biến động GDP và GDP bình quân trên đầu người của Hoa Kỳ có tác động tới giá trị xuất khẩu. Vì vậy, để xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ được ổn định, duy trì và phát triển, các nhà nghiên cứu, các DN và nhà quản lý cần chung tay tìm hiểu kỹ hơn về quy mô thị trường, xu thế phát triển, tình hình kinh tế từng bang, vùng, miền thuộc Hoa Kỳ nhằm có kế hoạch sản xuất cũng như xuất khẩu chủ động và hiệu quả hơn.
Ts. Bùi Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp, Bộ Công Thương Năm 2016, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu thêm một số mặt hàng nông sản vào Hoa Kỳ nhưng tôi cho rằng Việt Nam phải trả lời được câu hỏi cần làm thế nào để có nhiều hơn nữa các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đặc biệt, nếu TPP bị ảnh hưởng, chúng ta còn ký kết với Mỹ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, có những thỏa thuận rất tốt và tạo điều kiện cho hàng hóa của nước ta vào thị trường Mỹ. Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu số một, nhưng với họ, nhập khẩu của Việt Nam vào là một con số rất nhỏ, chưa tới 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ so với thế giới. Do vậy, khả năng hàng hóa Việt Nam có thể ảnh hướng đến nền kinh tế Hoa Kỳ vô cùng hạn chế và chỉ bị thách thức do một số nhóm vận động hành lang, đặc biệt ở một số sản phẩm Việt Nam đang có thế mạnh xuất vào Hoa Kỳ, còn các mặt hàng công nghiệp khác, họ không bị ảnh hưởng trực diện. Vì vậy, chúng ta có thể đàm phán một FTA trên cơ sở dung hòa lợi ích các bên. PGs.Ts. Nguyễn Thường Lạng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Việt Nam cần chủ động đề xuất đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại và đầu tư tự do mới giữa hai quốc gia để tăng cường cả về khối lượng và cường độ quan hệ giữa hai nước, chú trọng ưu tiên lợi ích tương hỗ kể cả phải chấp thuận phương án lợi ích của Mỹ có thể cao hơn so với Việt Nam trong thời gian đầu để tạo dựng quan hệ. Do đó, cần tổ chức phối hợp với các cơ quan, cá nhân, tổ chức thích hợp của Mỹ để tiến hành rà soát, đánh giá các quan hệ song phương và những kết quả đạt được cụ thể nhằm tạo căn cứ đưa ra khuôn khổ hợp tác mới về thương mại và đầu tư |
Nguồn: Thoibaokinhdoanh
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)