Italia đang thu thập dữ liệu để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới chống lại giày NK từ VN

01/07/2008 12:00 - 1330 lượt xem

Ngày 28/05/2008

Bài viết của Juliane Von Reppert- Bismarcktrên báo Mlex (www.mlex.com)

Cácnhà sản xuất giày của Italia đang thu thập chứng cứ để chuẩn bị cho một cuộctấn công mới vào giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc mà họ cho là vẫn bịbán phá giá mặc dù đã bị áp thuế chống bán phá giá từ năm 2006

Italia đangcố gắng thuyết phục các quan chức thương mại trong Ủy ban Châu Âu xem xét khôngchỉ gia hạn các biện pháp chống bán phá giá hiện tại sẽ hết hạn vào tháng 10này mà còn cân nhắc việc tăng mức thuế chống bán phá giá lên cao hơn nữa.

Hạn nộp đơnyêu cầu rà soát cuối kỳ là từ nay đến đầu tháng 7. Theo pháp luật về chống bánphá giá của EU, rà soát cuối kỳ có thể dẫn đến việc gia hạn thêm chứ không thểlàm tăng thuế chống bán phá giá. Do vậy, ngành công nghiệp giày của Italia đangcó kế hoạch sẽ ngay lập tức yêu cầu rà soát giữa kỳ.

Với việckết hợp rà soát giữa kỳ và rà soát giữa kỳ, các nhà sản xuất giày của Italia hyvọng sẽ chỉ ra rằng hàng nhập khẩu được bán với mức giá không công bằng từTrung Quốc và Việt Nam đang ngày càng gây thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệpgiày vốn đã yếu kém của EU, và dẫn đến là EU sẽ áp một mức thuế chống bán phágiá mới cao hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu này. Giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc vào EU hiện đangbị áp các mức thuế chống bán phá giá lần lượt là 10 % và 16,5 %.

Hạn nộp yêucầu rà soát là đến đầu tháng 7, tuy nhiên người ta cho rằng các quan chức thươngmại đã bắt đầu thu thập các yêu cầu từ các công ty của Italia để đối chiếu vớicác kết luận ban đầu.

Tranh cãivề việc phải đối phó như thế nào đối với hàng nhập khẩu giá rẻ đã gây chia rẽtrong nội bộ EU 2 năm trước. Các nước có tỷ trọng bán lẻ lớn như Anh, ThụyĐiển, Đức và Hà Lan thì đấu tranh để có thể nhập khẩu hàng hóa giá rẻ. Trongkhi đó, các nước muốn bảo vệ ngành sản xuất nội địa mà dẫn đầu là Italia thì lạimuốn áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng nhập khẩu phá giá. Mặt khác,việc áp thuế chống bán phá giá cũng đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa EUvới Trung Quốc và ViệtNam.

Khả năng EUsẽ tiến hành rà soát giữa kỳ và cuối kỳ trong tháng 7 có vẻ như sẽ gây thêmcăng thẳng một lần nữa.

Nguồn: Tài liệu hộithảo về GSP và Vụ kiện chống bán phá giá giầy mũ da vào thị trường EU ngày27/06/2008 – Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương.

 

Quảng cáo sản phẩm