Kiểm tra dư lượng Trifluralin đối với cá tra xuất khẩu sang Nhật
22/03/2010 12:00
Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản sang thanh tra về hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam từ ngày 14 – 19/3.
Đó là khẳng định của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) tại buổi làm việc với Cục Y dược và Thực phẩm - Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản vào sáng ngày 15/3/2010 vừa qua.
Nafiqad cho biết thêm, Bộ NN&PTNT đã đồng ý loại bỏ sản phẩm có chứa Trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thu hồi và tiêu huỷ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản chứa Trifluralin còn tồn kho.
Tại buổi làm việc, đại diện Cục đã giới thiệu hoạt động kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, trong đó tập trung giới thiệu cơ cấu tổ chức và năng lực của cơ quan thẩm quyền và hệ thống kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Nafiqad cũng đề xuất hợp tác giữa cơ quan thẩm quyền của 2 nước trong việc đánh giá năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm và thừa nhận kết quả kiểm nghiệm của Nafiqad, tránh kiểm tra 2 lần đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, đồng thời tiến tới ký kết thoả thuận hợp tác kiểm soát chất lượng thủy sản xuất nhập khẩu của 2 nước.
Kể từ sau khi thực hiện Quyết định 06 năm 2007 về việc áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản thì tỷ lệ lô hàng bị cảnh báo dư lượng kháng sinh cấm tại Nhật Bản đã có xu hướng giảm đáng kể từ 4,6% trong 6 tháng cuối năm 2006 xuống còn 0,39% trong năm 2009.
Tuy nhiên, hiện có 2 lô cá tra của Việt Nam đã bị cảnh báo tại Nhật Bản do phát hiện dư lượng Trifluralin vượt mức cho phép của Nhật Bản (mức cho phép của Nhật Bản 0,001 ppm). Nhật Bản bắt đầu áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo mức kiểm 30% số lô hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam cho chỉ tiêu Trifluralin và trong vòng 30 lô tiếp nếu có 1 lô không đạt sẽ bị chuyển thành chế độ đặc biệt kiểm 100% lô hàng.
Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản sang thanh tra về hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam từ ngày 14 – 19/3, trong đó tập trung đánh giá về hoạt động quản lý phân phối thuốc thú y và kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản. Đoàn thanh tra sẽ đến kiểm tra 5 nhà máy chế biến và cảng cá Phan Thiết, Bình Thuận.
Đó là khẳng định của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) tại buổi làm việc với Cục Y dược và Thực phẩm - Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản vào sáng ngày 15/3/2010 vừa qua.
Nafiqad cho biết thêm, Bộ NN&PTNT đã đồng ý loại bỏ sản phẩm có chứa Trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, thu hồi và tiêu huỷ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản chứa Trifluralin còn tồn kho.
Tại buổi làm việc, đại diện Cục đã giới thiệu hoạt động kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, trong đó tập trung giới thiệu cơ cấu tổ chức và năng lực của cơ quan thẩm quyền và hệ thống kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Nafiqad cũng đề xuất hợp tác giữa cơ quan thẩm quyền của 2 nước trong việc đánh giá năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm và thừa nhận kết quả kiểm nghiệm của Nafiqad, tránh kiểm tra 2 lần đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, đồng thời tiến tới ký kết thoả thuận hợp tác kiểm soát chất lượng thủy sản xuất nhập khẩu của 2 nước.
Kể từ sau khi thực hiện Quyết định 06 năm 2007 về việc áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản thì tỷ lệ lô hàng bị cảnh báo dư lượng kháng sinh cấm tại Nhật Bản đã có xu hướng giảm đáng kể từ 4,6% trong 6 tháng cuối năm 2006 xuống còn 0,39% trong năm 2009.
Tuy nhiên, hiện có 2 lô cá tra của Việt Nam đã bị cảnh báo tại Nhật Bản do phát hiện dư lượng Trifluralin vượt mức cho phép của Nhật Bản (mức cho phép của Nhật Bản 0,001 ppm). Nhật Bản bắt đầu áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo mức kiểm 30% số lô hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam cho chỉ tiêu Trifluralin và trong vòng 30 lô tiếp nếu có 1 lô không đạt sẽ bị chuyển thành chế độ đặc biệt kiểm 100% lô hàng.
Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản sang thanh tra về hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam từ ngày 14 – 19/3, trong đó tập trung đánh giá về hoạt động quản lý phân phối thuốc thú y và kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản. Đoàn thanh tra sẽ đến kiểm tra 5 nhà máy chế biến và cảng cá Phan Thiết, Bình Thuận.
Nguồn: www.cafef.vn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)