Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ về quy trình, tác động của công cụ phòng vệ thương mại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành hàng; tự bảo vệ bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật cũng như nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại.
Cùng với việc kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Ngày 18 tháng 7 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nhận được thông tin về việc Tổng vụ Thương mại - Bộ Công Thương Maroc đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng săm lốp xe đạp, xe gắn máy và mô tô có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát lạm phát, bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời, gây sức ép mở cửa các thị trường xuất khẩu.
Sáng ngày 01/11, Sở Công Thương phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại, Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ, Bộ Công thương tổ chức Hội thảo “Phòng vệ thương mại và chống gian lận xuất xứ đối với thị trường Hoa Kỳ”.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã áp thuế chống bán phá giá mật ong Việt Nam 58,74 - 61,27% nhưng xuất khẩu mặt hàng mật ong sang thị trường này vẫn đạt 11 nghìn tấn, chiếm 44,5% thị phần xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2022.