Làm thế nào để áp dụng tối ưu công cụ WTO trong giải quyết tranh chấp

02/11/2009 03:26 - 1119 lượt xem

Ngày 23/09/2009, Bộ Thương mại Trung Quốc đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số mặt hàng xe ô tô và thịt gà nhập khẩu từ Mỹ căn cứ theo quy định WTO và luật pháp Trung Quốc.

Sự việc này có thể xem như hành động trả đũa chính sách của Mỹ trong bảo hộ đối với lốp xe Trung Quốc trong thời gian gần đây. Ngày 11 tháng 9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định sau cuộc tranh cãi kéo dài hàng tháng giữa hai quốc gia. Trong đó Mỹ sẽ áp mức thuế 35% đối với mặt hàng lốp ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm đầu tiên, tiếp tục áp thuế ở mức 30% và 25 % trong 2 năm tiếp theo. Nhà Trắng cho rằng việc thay đổi mức thuế này nhằm bảo hộ thị trường lốp xe nội địa.

Trung Quốc và Mỹ đang nỗ lực đàm phán giải quyết tranh chấp liên quan tới các quy định và nguyên tắc của WTO trong vòng 60 ngày tới . Nếu đàm phán thất bại, Trung Quốc có thể yêu cầu tham vấn Ban Hội thẩm WTO nhằm thông qua nguyên tắc.

Là một nền kinh tế đang phát triển với việc mở rộng không ngừng sự gắn kết với các thị trường còn lại của thế giới, Trung Quốc phải tiến hành các biện pháp trả đũa nhằm chống lại chính sách bảo hộ thương mại. Các biện pháp trả đũa có chừng mực sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc giải quyết xu hướng bảo hộ giữa các đối tác. Nếu thực thi tốt, hành động này sẽ góp phần tạo nên môi trường kinh doanh bền vững trên toàn thế giới.

Trên lý thuyết, WTO có thể đem đến hướng giải quyết tranh chấp cho các nước thành viên. Tuy nhiên thực tế cho thấy một số quốc gia có sự đùa giỡn với các quy định của WTO do thủ tục giải quyết tranh chấp rườm rà của cơ quan chức năng.

Do yếu tố truyền thống cũng như văn hóa của mình, Trung Quốc phải mất một khoảng thời gian dài đàm phán thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp với các quốc gia một cách thân tình. Nguyên tắc ngoại giao “Ưu tiên đàm phán” của Trung Quốc là rào cản cho việc thông qua các biện pháp đối phó trong giải quyết tranh chấp giữa các nước, ngay cả khi thường xuyên là nạn nhân của bảo hộ hàng hóa.

Ví dụ như quan hệ thương mại Sino-Mỹ. Mỹ đã gây ra nhiều tranh chấp với Trung Quốc từ những năm 1980. Tuy nhiên đến năm 1983 Trung Quốc mới tiến hành các hành động trả đũa. Sự kiềm chế này của Trung Quốc đã dẫn đến nền kinh tế lớn nhất thế giới đẩy mình sâu hơn vào chính sách bảo hộ. Tuy nhiên, thái độ kiềm chế của Trung Quốc lại giúp mở ra một lối tư duy logic cho các quốc gia khác và làm cho họ nhận ra rằng các lệnh cấm tương tự sẽ không áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia đó.

Tuy nhiên, Trung Quốc cần phải nỗ lực hơn nữa để các đối tác thương mại của họ hiểu được sự nguy hiểm của các biện pháp bảo hộ mà Chính phủ các quốc gia áp dụng. Trung Quốc cần có các biện pháp trả đũa mạnh mẽ bởi chỉ các biện pháp này mới có thể giảm ảnh hưởng từ chính sách bảo hộ tại các quốc gia.Biện pháp trả đũa hợp lý của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp đối với sản phẩm tỏi gai và hành tây của Hàn Quốc đã giúp hai quốc gia đi đến thông qua thỏa thuận thương mại công bằng. Một thời gian ngắn ngay sau khi Hàn Quốc ban hành cấm nhập khẩu hành tây và tỏi từ Trung Quốc, Trung Quốc đã công bố danh sách các sản phẩm Hàn Quốc có thể sẽ bị từ chối nhập khẩu vào thị trường này. Sự việc này đã dẫn đến một thỏa hiệp nhanh chóng giữa hai quốc gia.

Một chuỗi hành động bảo hộ của Mỹ với việc bắt đầu đối với lốp xe Trung Quốc đến việc khởi xướng điều tra đối với sản phẩm thép và sau đó là sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc; đã chỉ ra tại sao các hành động trả đũa của Trung Quốc lại quan trọng. So với các biện pháp bảo hộ của Mỹ, các biện pháp không được kêu gọi hay thậm chí đề nghị từ Hiệp hội công nghiệp lốp xe Mỹ, Trung Quốc có đầy đủ căn cứ để tiến hành điều tra các mặt hàng ô tô và thịt gà của Mỹ. Đó là những sản phẩm được trợ cấp bởi Chính phủ Mỹ.

Điều quan trọng hơn cả, Trung Quốc cần có hành động nhằm chứng tỏ cho các nhà đầu tư Trung Quốc thấy rằng họ có quyết tâm và có khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ. Chỉ bằng hành động này, Trung Quốc mới có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với những phương tiện sản xuất tiên tiến chọn Trung Quốc là một nơi lý tưởng cho đầu tư. Điều này sẽ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất gia công vốn đã lớn mạnh của Trung Quốc trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

Việc Trung Quốc có động thái kiềm chế xu thế tăng cường bảo hộ của Mỹ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong những ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Obama. Do Hiến pháp Mỹ cho phép Quốc hội đưa ra các quyết định về ngoại thương, các nhóm lợi ích quan tâm, ửng hộ chính sách bảo hộ thương mại có thể dễ dàng xoay chuyển chính sách thương mại. Các chính sách kinh tế và các đề xuất được đưa ra bởi ông Obama chỉ ra rằng chính sách quản lý mới của Mỹ khuyến khích vung cao chiếc gậy bảo hộ.

Ô tô và thịt gà nhập khẩu vào Trung Quốc được điều tra có giá trị nhập khẩu khoảng 2 triệu Đô la Mỹ, tương đương với giá trị lốp xe mà Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Không tính đến sự chênh lệch về mức độ phát triển, thâm hụt mất 2 tỷ Đô la Mỹ dường như không làm mất đi nhiều việc làm của người Mỹ, điều mà Mỹ lo ngại nhất trong khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ có khoảng 100,000 nhân công trong ngành cao su Trung Quốc bị mất việc làm do ảnh hưởng từ hàng rào thuế quan của Mỹ. Hãng tin Xinhua đã trích lời của một chuyên gia.

Phản ứng với hàng rào thuế quan cao bất hợp lý của Mỹ đối với mặt hàng lốp xe, Trung Quốc chỉ thông qua áp dụng một số biện pháp trả đũa hợp lý nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu. Hơn nữa, Trung Quốc nên xem xét đến các biện pháp sâu rộng hơn bao gồm công cụ tài chính hay các công cụ khác nhằm chống lại hàng rào thuế quan Mỹ.

Việc Trung Quốc dè dặt trong hành động cho thấy quốc gia này đang hi vọng chờ đợi quyết định từ WTO. Điều đó cũng cho thấy Trung Quốc không muốn thổi bùng các tranh chấp song phương quyết liệt. Do vậy, trách nhiệm hiện nay là nỗ lực từ phía Mỹ nhằm giải quyết tranh chấp đang trỗi lên mạnh mẽ bởi những căng thẳng trong nến kinh tế Mỹ.

Bài báo trên được đăng tải lần đầu tiên vào ngày 14-09 trên tờ Thời báo Kinh tế Trung Quốc.

www.chinaview.cn

2009-09-23

Nguồn: news.xinhuanet.com

Quảng cáo sản phẩm