Lúa gạo tăng giá làm khó nhà xuất khẩu
08/08/2011 12:00
Nhiều yếu tố tác động, trong đó có tâm lý kỳ vọng giá gạo Thái sẽ tăng và lượng hợp đồng cao kỷ lục trong tháng 7, đang tiếp tục đẩy giá lúa gạo trong nước lên cao và gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu.
Giá tăng nhanh, doanh nghiệp lỗ nặng
Bà Ba Ánh - một đầu mối gạo ở huyện Cái Bè, Tiền Giang chuyên cung cấp gạo thơm, gạo tẻ các loại cho thị trường TPHCM - cho biết, giá gạo mua vào đã tăng liên tục trong 10 ngày trở lại đây, riêng trong một tuần nay, giá gạo tăng khoảng 500 -1.000 đồng/kg. “Giá gạo tăng khiến hàng tôi bán ra rất chậm, khách hàng không dám mua. Nhiều người thấy giá gạo lên mua vô nhưng lại bán ra không được”, bà nói.
Theo bà Ánh, giá các loại gạo ngon bán cho thị trường TPHCM như gạo thơm, nếp hay gạo tẻ bán rất chậm trong khi các loại gạo thường, gạo cấp thấp dành cho xuất khẩu thì ghe của thương lái chở trong đồng ra bán bao nhiêu lại được mua hết bấy nhiêu.
Một doanh nghiệp có nhà máy xay xát ở tỉnh Long An cho biết, vừa mua lúa khô hạt dài của vụ hè thu với giá 6.900 đồng/kg do thương lái bán, điều mà ông chưa thấy trong nhiều năm nay. Từ đầu tháng 7 đến nay, giá lúa gạo liên tục nhích lên, giá gạo nguyên liệu làm gạo xuất khẩu 5% tấm tăng mạnh từ hơn 7.700 đồng ở thời điểm đó lên gần 8.650 đồng/kg hiện nay. Trong khi đó, gạo xuất khẩu thành phẩm 5% tấm không bao bì giao tại mạn tàu cũng đã lên gần 10.500 đồng/kg, “thậm chí còn cao hơn thời điểm xảy ra cơn sốt giá gạo năm 2008”, ông nói.
Giá gạo nguyên liệu trong nước tăng lên vừa qua chủ yếu do tâm lý từ thị trường Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với trung bình 9 triệu tấn/năm. Đảng Vì người Thái đã cam kết mua gạo trực tiếp của nông dân Thái Lan với mức 15.000 baht/tấn (khoảng 500 đô la Mỹ), cao hơn nhiều so với giá nông dân đang bán cho các nhà xuất khẩu Thái hiện nay. Theo các chuyên gia, nếu thực hiện đúng cam kết thì giá gạo Thái có thể leo đến mức cao không tưởng là trên 800 đô la Mỹ/tấn. Bên cạnh đó, thông tin về số lượng lớn các hợp đồng thương mại chủ yếu cho Philippines, châu Phi, Trung Quốc và hợp đồng tập trung của Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) bán 500.000 tấn cho Indonesia trong tháng 7 cũng "kích" giá gạo trong nước.
Tất cả những yếu tố trên làm giá lúa gạo nội địa và xuất khẩu tăng mạnh, từ dưới 500 đô la Mỹ trong tháng 6 lên 510 đô la Mỹ trong nhung ngày đầu 7 rồi lên 530 - 540 đô la Mỹ/tấn trong đầu tháng 8, đồng thời làm cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lỗ nặng vì không kịp trở tay. Giám đốc doanh nghiệp kể trên cho biết trong tháng 7 doanh nghiệp ông phải chịu một khoản lỗ 35 đô la Mỹ/tấn cho một hợp đồng 500 tấn do chậm chân không kịp mua gạo nguyên liệu. Hợp đồng ông ký với đối tác chốt giá hồi đầu tháng 6, khi giá bán còn đứng ở quanh mốc 480 đô la Mỹ/tấn.
“Tôi biết lỗ nhưng vẫn phải giao hàng vì nếu không sẽ bị đền hợp đồng mà lại còn bị mất khách hàng trong thời buổi thị trường cạnh tranh gay gắt” ,ông này than.
Trong cuộc họp ngày 5-8 của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), nhiều doanh nghiệp cho biết, giá gạo Việt Nam đang ở mức cao ngất ngưởng, 530 – 540 đô la Mỹ/tấn, nhưng họ lại chủ yếu “ngồi chơi”, quan sát thị trường chứ không dám mạnh tay ký thêm hợp đồng vì giá gạo được dự báo sẽ tiếp tục leo thang. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, khuyến cáo các doanh nghiệp không nên ký “đón gió” (ký bán rồi mới đi mua gom gạo nguyên liệu – PV) với mặt hàng gạo trắng, vì Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ có thêm nhiều đơn hàng lớn do các thị trường nhập khẩu dịch chuyển nhu cầu từ Thái Lan sang Việt Nam.
Thị trường hấp dẫn nhưng nhiều rủi ro
Việc thị trường Việt Nam vươn lên như một nguồn cung cấp gạo sau những thay đổi của thị trường Thái Lan đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà thưong mại nước ngoài và một số nhà đầu tư trong nước.
Tại cuộc họp của VFA, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết đã có hiện tượng công ty kinh doanh nông sản lớn của nước ngoài tìm đến Việt Nam, hợp tác với các công ty trong nước thu mua gạo để xuất khẩu; trong số này cũng có các nhà thương mại Thái Lan tìm mua gạo thơm của Việt Nam, mang về đóng bao mang xuất xứ Thái Lan để xuất sang thị trường Trung Quốc do nhu cầu tiêu thụ gạo thơm Thái khá lớn của thị trường này.
Nói là hợp tác nhưng theo bà Cao Thị Ngọc Hoa, Phó Tổng giám đốc Vinafood 2, trong một phỏng vấn trước đây với TBKTSG Online, các công ty này thực chất không đầu tư vào cơ sở, kho bãi mà chỉ tìm cách liên kết, ứng tiền cho doanh nghiệp trong nước mua gạo tại các nhà cung ứng ở ĐBSCL để trữ kho của doanh nghiệp nội địa, chờ giá lên là xuất khẩu, thu về ngoại tệ, sau đó chia lại theo tỷ lệ đã thỏa thuận. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phải chật vật với giá gạo trong nước thay đổi chóng mặt, các loại chi phí sản xuất, chi phí nhân công, quản lý và lãi suất cao ngất ngưỡng…
Theo ông Phạm Văn Bảy, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, giá gạo qua các tháng cũng biến động, tăng giảm khá mạnh, đủ để tạo “sóng”, thu hút một lực lượng đầu tư ngoài ngành, từ tài chính, bất động sản xây dựng. Các nhà đầu tư này hoặc tự bỏ tiền xây cơ sở vật chất hoặc liên kết với các doanh nghiệp có điều kiện kho bãi, nhà máy, rồi mua lúa gạo để trữ, bán lại cho các nhà xuất khẩu gạo.
“Tuy nhiên, lúa gạo không phải là một lĩnh vực “dễ xơi”. Có một số doanh nghiệp kinh doanh ngoài ngành mới nhảy vào lúa gạo, sau khi nhận tiền ứng trước đã gửi ngân hàng hay đầu tư đâu đó hưởng lãi suất cao, định bụng chờ giá lúa hè thu xuống rồi mua gom như mọi năm. Nhưng sau đó giá lúa gạo lại bật tăng mạnh, khiến họ không kịp trở tay, mua vô thì lỗ, mà không mua thì đền hợp đồng, phá sản như chơi” ông nói
Giá tăng nhanh, doanh nghiệp lỗ nặng
Bà Ba Ánh - một đầu mối gạo ở huyện Cái Bè, Tiền Giang chuyên cung cấp gạo thơm, gạo tẻ các loại cho thị trường TPHCM - cho biết, giá gạo mua vào đã tăng liên tục trong 10 ngày trở lại đây, riêng trong một tuần nay, giá gạo tăng khoảng 500 -1.000 đồng/kg. “Giá gạo tăng khiến hàng tôi bán ra rất chậm, khách hàng không dám mua. Nhiều người thấy giá gạo lên mua vô nhưng lại bán ra không được”, bà nói.
Theo bà Ánh, giá các loại gạo ngon bán cho thị trường TPHCM như gạo thơm, nếp hay gạo tẻ bán rất chậm trong khi các loại gạo thường, gạo cấp thấp dành cho xuất khẩu thì ghe của thương lái chở trong đồng ra bán bao nhiêu lại được mua hết bấy nhiêu.
Một doanh nghiệp có nhà máy xay xát ở tỉnh Long An cho biết, vừa mua lúa khô hạt dài của vụ hè thu với giá 6.900 đồng/kg do thương lái bán, điều mà ông chưa thấy trong nhiều năm nay. Từ đầu tháng 7 đến nay, giá lúa gạo liên tục nhích lên, giá gạo nguyên liệu làm gạo xuất khẩu 5% tấm tăng mạnh từ hơn 7.700 đồng ở thời điểm đó lên gần 8.650 đồng/kg hiện nay. Trong khi đó, gạo xuất khẩu thành phẩm 5% tấm không bao bì giao tại mạn tàu cũng đã lên gần 10.500 đồng/kg, “thậm chí còn cao hơn thời điểm xảy ra cơn sốt giá gạo năm 2008”, ông nói.
Giá gạo nguyên liệu trong nước tăng lên vừa qua chủ yếu do tâm lý từ thị trường Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với trung bình 9 triệu tấn/năm. Đảng Vì người Thái đã cam kết mua gạo trực tiếp của nông dân Thái Lan với mức 15.000 baht/tấn (khoảng 500 đô la Mỹ), cao hơn nhiều so với giá nông dân đang bán cho các nhà xuất khẩu Thái hiện nay. Theo các chuyên gia, nếu thực hiện đúng cam kết thì giá gạo Thái có thể leo đến mức cao không tưởng là trên 800 đô la Mỹ/tấn. Bên cạnh đó, thông tin về số lượng lớn các hợp đồng thương mại chủ yếu cho Philippines, châu Phi, Trung Quốc và hợp đồng tập trung của Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) bán 500.000 tấn cho Indonesia trong tháng 7 cũng "kích" giá gạo trong nước.
Tất cả những yếu tố trên làm giá lúa gạo nội địa và xuất khẩu tăng mạnh, từ dưới 500 đô la Mỹ trong tháng 6 lên 510 đô la Mỹ trong nhung ngày đầu 7 rồi lên 530 - 540 đô la Mỹ/tấn trong đầu tháng 8, đồng thời làm cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lỗ nặng vì không kịp trở tay. Giám đốc doanh nghiệp kể trên cho biết trong tháng 7 doanh nghiệp ông phải chịu một khoản lỗ 35 đô la Mỹ/tấn cho một hợp đồng 500 tấn do chậm chân không kịp mua gạo nguyên liệu. Hợp đồng ông ký với đối tác chốt giá hồi đầu tháng 6, khi giá bán còn đứng ở quanh mốc 480 đô la Mỹ/tấn.
“Tôi biết lỗ nhưng vẫn phải giao hàng vì nếu không sẽ bị đền hợp đồng mà lại còn bị mất khách hàng trong thời buổi thị trường cạnh tranh gay gắt” ,ông này than.
Trong cuộc họp ngày 5-8 của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), nhiều doanh nghiệp cho biết, giá gạo Việt Nam đang ở mức cao ngất ngưởng, 530 – 540 đô la Mỹ/tấn, nhưng họ lại chủ yếu “ngồi chơi”, quan sát thị trường chứ không dám mạnh tay ký thêm hợp đồng vì giá gạo được dự báo sẽ tiếp tục leo thang. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, khuyến cáo các doanh nghiệp không nên ký “đón gió” (ký bán rồi mới đi mua gom gạo nguyên liệu – PV) với mặt hàng gạo trắng, vì Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ có thêm nhiều đơn hàng lớn do các thị trường nhập khẩu dịch chuyển nhu cầu từ Thái Lan sang Việt Nam.
Thị trường hấp dẫn nhưng nhiều rủi ro
Việc thị trường Việt Nam vươn lên như một nguồn cung cấp gạo sau những thay đổi của thị trường Thái Lan đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà thưong mại nước ngoài và một số nhà đầu tư trong nước.
Tại cuộc họp của VFA, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết đã có hiện tượng công ty kinh doanh nông sản lớn của nước ngoài tìm đến Việt Nam, hợp tác với các công ty trong nước thu mua gạo để xuất khẩu; trong số này cũng có các nhà thương mại Thái Lan tìm mua gạo thơm của Việt Nam, mang về đóng bao mang xuất xứ Thái Lan để xuất sang thị trường Trung Quốc do nhu cầu tiêu thụ gạo thơm Thái khá lớn của thị trường này.
Nói là hợp tác nhưng theo bà Cao Thị Ngọc Hoa, Phó Tổng giám đốc Vinafood 2, trong một phỏng vấn trước đây với TBKTSG Online, các công ty này thực chất không đầu tư vào cơ sở, kho bãi mà chỉ tìm cách liên kết, ứng tiền cho doanh nghiệp trong nước mua gạo tại các nhà cung ứng ở ĐBSCL để trữ kho của doanh nghiệp nội địa, chờ giá lên là xuất khẩu, thu về ngoại tệ, sau đó chia lại theo tỷ lệ đã thỏa thuận. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phải chật vật với giá gạo trong nước thay đổi chóng mặt, các loại chi phí sản xuất, chi phí nhân công, quản lý và lãi suất cao ngất ngưỡng…
Theo ông Phạm Văn Bảy, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, giá gạo qua các tháng cũng biến động, tăng giảm khá mạnh, đủ để tạo “sóng”, thu hút một lực lượng đầu tư ngoài ngành, từ tài chính, bất động sản xây dựng. Các nhà đầu tư này hoặc tự bỏ tiền xây cơ sở vật chất hoặc liên kết với các doanh nghiệp có điều kiện kho bãi, nhà máy, rồi mua lúa gạo để trữ, bán lại cho các nhà xuất khẩu gạo.
“Tuy nhiên, lúa gạo không phải là một lĩnh vực “dễ xơi”. Có một số doanh nghiệp kinh doanh ngoài ngành mới nhảy vào lúa gạo, sau khi nhận tiền ứng trước đã gửi ngân hàng hay đầu tư đâu đó hưởng lãi suất cao, định bụng chờ giá lúa hè thu xuống rồi mua gom như mọi năm. Nhưng sau đó giá lúa gạo lại bật tăng mạnh, khiến họ không kịp trở tay, mua vô thì lỗ, mà không mua thì đền hợp đồng, phá sản như chơi” ông nói
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)