Mỹ kiện Trung Quốc về thuế xuất khẩu nguyên liệu thô
15/07/2016 12:00
Giới chức Mỹ vừa đệ đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kiện Bắc Kinh áp thuế xuất khẩu đối với chín loại nguyên liệu thô để tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng cho các công ty Trung Quốc.
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, nước này đã đồng ý loại bỏ thuế xuất khẩu áp dụng đối với các nguyên liệu gồm antimon, coban, đồng, graphite, chì, magiê, talc, tantali và thiếc; nhưng đã không thực hiện đúng cam kết.
Các nguyên liệu trên đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp trọng yếu, từ hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, đến điện tử và hóa chất.
Theo USTR, Bắc Kinh áp thuế xuất khẩu trong khoảng từ 5% đến 20%, khiến các nhà chế tạo nước ngoài phải mua các mặt hàng trên với mức giá cao hơn, và cho phép các công ty nội địa sản xuất hàng hóa giá rẻ. Bên cạnh đó, mức thuế xuất khẩu cũng là lý do khiến các nhà sản xuất nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất, công nghệ và công ăn việc làm đến Trung Quốc.
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman nhận định việc Trung Quốc áp thuế xuất khẩu để tạo lợi thế cho các nhà chế tạo trong nước đã trực tiếp "xung đột" với các cam kết của nước này khi gia nhập WTO. Ông Froman khẳng định vụ kiện này là một phần trong những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Obama trong việc tạo sân chơi bình đẳng cho người lao động và các nhà chế tạo Mỹ.
Đây là lần thứ 13 Mỹ đệ đơn kiện Trung Quốc lên WTO kể từ khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức vào năm 2009. Mỹ đã giành phần thắng trong tất cả các vụ kiện từ trước đến nay, theo USTR.
Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến hành tham vấn về vấn đề trên. Nếu tham vấn thất bại, Mỹ có thể yêu cầu WTO thành lập một ủy ban giải quyết tranh chấp thương mại để xem xét vụ kiện này.
Đại diện của Trung Quốc cho biết nước này tôn trọng các quy định của WTO và việc áp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm bảo vệ môi trường.
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, nước này đã đồng ý loại bỏ thuế xuất khẩu áp dụng đối với các nguyên liệu gồm antimon, coban, đồng, graphite, chì, magiê, talc, tantali và thiếc; nhưng đã không thực hiện đúng cam kết.
Các nguyên liệu trên đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp trọng yếu, từ hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, đến điện tử và hóa chất.
Theo USTR, Bắc Kinh áp thuế xuất khẩu trong khoảng từ 5% đến 20%, khiến các nhà chế tạo nước ngoài phải mua các mặt hàng trên với mức giá cao hơn, và cho phép các công ty nội địa sản xuất hàng hóa giá rẻ. Bên cạnh đó, mức thuế xuất khẩu cũng là lý do khiến các nhà sản xuất nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất, công nghệ và công ăn việc làm đến Trung Quốc.
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman nhận định việc Trung Quốc áp thuế xuất khẩu để tạo lợi thế cho các nhà chế tạo trong nước đã trực tiếp "xung đột" với các cam kết của nước này khi gia nhập WTO. Ông Froman khẳng định vụ kiện này là một phần trong những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Obama trong việc tạo sân chơi bình đẳng cho người lao động và các nhà chế tạo Mỹ.
Đây là lần thứ 13 Mỹ đệ đơn kiện Trung Quốc lên WTO kể từ khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức vào năm 2009. Mỹ đã giành phần thắng trong tất cả các vụ kiện từ trước đến nay, theo USTR.
Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến hành tham vấn về vấn đề trên. Nếu tham vấn thất bại, Mỹ có thể yêu cầu WTO thành lập một ủy ban giải quyết tranh chấp thương mại để xem xét vụ kiện này.
Đại diện của Trung Quốc cho biết nước này tôn trọng các quy định của WTO và việc áp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm bảo vệ môi trường.
Theo bnews.vn
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (03/07/2025)
- Mỹ thu hẹp trọng tâm thương mại để đảm bảo các thỏa thuận trước thời hạn áp thuế (02/07/2025)
- Hàn Quốc xoay trục thương mại sang Việt Nam khi thuế quan Mỹ làm lung lay trụ cột xuất khẩu (02/07/2025)
- Dự báo xuất siêu hàng hóa đạt 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025 (02/07/2025)
- Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA (02/07/2025)