Nắm bắt xu hướng để thâm nhập thị trường Nhật Bản

24/09/2009 08:20 - 761 lượt xem


Bộ Công Thương cho biết: mặc dù Nhật Bản là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng rất khó tiếp cận bởi nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm bắt được đặc trưng, văn hóa của thị trường và thị hiếu của người dân nước này.


Vì vậy, nắm bắt được xu hướng mới sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra quyết sách về chiến lược sản xuất và xuất khẩu thâm nhập vào thị trường này tốt hơn.

Theo Bộ Công Thương, trong kinh doanh người Nhật lấy chữ tín làm đầu và luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Hơn nữa, người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm… và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời cũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân phối của các nhà sản xuất. Do yêu cầu cao cả về chất lượng và hình thức, nên các doanh nghiệp cần đầu tư cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển đến qui trình quản lý chất lượng.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 8,5 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2007, đưa nước này tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Trong 7 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản đạt 3,31 tỷ USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2008.
 
Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2009

Mặt hàng XK

ĐVT

Lượng

Trị giá (USD

 

 

 

3.310.985.827

Hàng thuỷ sản

USD

 

388.318.974

Hàng rau quả

USD

 

17.564.581

Hạt điều

Tấn

479

2.027.823

Cà phê

Tấn

42.143

67.229.263

Hạt tiêu

Tấn

1.150

5.591.572

Gạo

Tấn

4.166

1.725.516

Sắn và sp từ sắn

Tấn

7.930

1.851.434

Bánh kẹo và các sp ngũ cốc

USD

 

11.235.582

Than đá

Tấn

597.567

79.684.495

Dầu thô

Tấn

559.696

228.436.158

Xăng dầu các loại

Tấn

68.632

22.807.651

Quặng và khoáng sản khác

Tấn

28.477

4.162.680

Hoá chất

USD

 

13.089.899

Sản phẩm hoá chất

USD

 

22.401.102

Chất dẻo nguyên liệu

Tấn

11.093

16.100.013

Sp từ chất dẻo

USD

 

124.653.597

Cao su

Tấn

4.562

7.240.108

Sp từ cao su

USD

 

10.289.124

Tuí xách, ví, vali, mũ và ôdù

USD

 

39.830.065

Sp mây tre, cói thảm

USD

 

14.277.901

Gỗ và sp gỗ

USD

 

205.250.640

Giấy và sp từ giấy

USD

 

19.806.668

Hàng dệt may

USD

 

512.910.268

Giầy dép các loại

USD

 

75.192.338

Sp gốm sứ

USD

 

19.692.294

Thuỷ tinh và các sp từ thuỷ tinh

USD

 

25.905.425

Đá quý, kim loại quý và sp

USD

 

27.915.251

Sắt thép các loại

Tấn

716

2.210.333

Sp từ sắt thép

USD

 

43.498.771

Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện

USD

 

193.725.279

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

USD

 

309.164.965

Dây điện và dây cáp điện

USD

 

277.358.549

Phương tiện vận tải và phụ tùng

USD

 

124.090.552

 

Các chuyên gia thương mại khuyến cáo: việc cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng rất quan trọng, bao gồm những thông tin giới thiệu về công ty, catalogue giới thiệu sản phẩm, mẫu hàng, bảng giá, yêu cầu về lượng hàng cho lô tối thiểu, điều kiện giao hàng, khả năng cung cấp… Mặt khác, các doanh nghiệp cần bảo đảm quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả và thời gian giao hàng như đã thỏa thuận là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quan hệ với các bạn hàng Nhật. Bên cạnh đó, cần liên tục thay đổi khẩu vị, mẫu mã theo thị hiếu của người tiêu dùng Nhật. Riêng đối với mặt hàng hải sản, doanh nghiệp phải thực hiện đúng qui trình chế biến và nghiêm ngặt ngay từ đầu vào đến các khâu sản xuất, bảo quản tại nhà máy.

Nguồn: Báo Công thương điện tử

 

Quảng cáo sản phẩm