Ngăn chặn cuộc chiến thương mại toàn cầu
28/10/2009 02:32
Việc áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc hiện không còn là điều mới mẻ. Điều này cho thấy chủ nghĩa bảo hộ thương mại khó có thể xóa bỏ sớm.
Ngày 6 tháng 10, Hội đồng Liên minh EU đã thông báo quyết định áp thuế đối kháng từ 17.7% đến 32.9% đối với sản phẩm ống thép đúc nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó không lâu, ngày 24 tháng 9, Ủy ban thương mại EU cũng đã thông qua hàng loạt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhôm và thép có xuất xứ từ Trung Quốc và một số quốc gia khác, đồng thời đề xuất gia hạn áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác thêm 2 năm.
Ngoài Liên minh châu Âu, Mỹ cũng là quốc gia không ngần ngại áp thuế đối kháng đối với Trung Quốc, điển hình như vụ liên quan đến mặt hàng lốp xe. Bên cạnh đó, các Hiệp hội công nhân ngành thép đề xuất khởi kiện mặt hàng lốp xe vào cuối tháng 9 vừa qua mới đây lại tiếp tục đề nghị Bộ thương mại và Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giấy bản khắc đồng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cơ quan cảnh báo thương mại toàn cầu, một cơ quan độc lập chuyên theo dõi tình hình thương mại thế giới vừa xuất bản một báo cáo vào cuối tháng 9 vừa qua, trong đó chỉ rõ kể từ Hội nghị thượng đỉnh tại Washington vào năm ngoái, các quốc gia thành viên của nhóm G20 đã áp dụng các rào cản thương mại đối với 121 mặt hàng. Báo cáo cũng đề cập đến những động thái đang được tiến hành để tiếp tục đưa thêm 134 mặt hàng khác vào danh mục cần áp dụng các hàng rào hải quan, trợ cấp xuất khẩu hoặc hạn chế thương mại. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng 90% các mặt hàng trên thế giới đang phải đối mặt với rào cản thương mại khác nhau.
Cả Liên minh châu Âu và Mỹ đều tự phong mình là những người đi đầu trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa bảo hộ thuơng mại. Các quốc gia này không ngừng cổ vũ cho việc tự do hóa thương mại, với những lần lên tiếng yêu cầu các nước khác cần dỡ bỏ các rào cản thương mại, thậm chí còn đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt. Hội nghị thượng đỉnh các nước khối G20 cũng đã đưa ra quan điểm phản đối các hình thức bảo hộ thương mại.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quốc gia thành viên của nhóm G20 đã quá khắt khe với các nước khác trong khi lại dễ dãi với chính mình - họ yêu cầu tự do hóa thương mại từ các quốc gia khác trong khi chính họ đang vi phạm các quy tắc tự do hóa thương mại.
Ví dụ, nước Mỹ một mặt lên án các chính phủ hiện đang thực hiện chính sách độc quyền trong mua sắm công trong khi chính quốc gia này vẫn duy trì đạo luật Mua sắm hàng hóa Mỹ của mình. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã lên án việc áp đặt các rào cảo thương mại và thuế quan trong bối cảnh khủng hoảng. Tuy nhiên, nước này lại cung cấp những những khoản vay trị giá tới hơn 6 triệu euro cho các công ty như Renault và Citroen và khuyến khích các công ty này chuyển các chi nhánh nhà máy của mình từ Đông Âu sang Pháp để tạo ra các cơ hội việc làm trong nước.
EU đã thông báo khối này sẽ từ chối xem xét bán phá giá đối với mặt hàng ống thép đúc Trung Quốc. Tuy nhiên gần đây EU lại bày tỏ sự không hài lòng đối với các biện pháp “chống tự do hóa thương mại” của Trung Quốc khi quốc gia này ban hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu sản phẩm nông sản.
Những phát biểu của các quốc gia thành viên khối G20 vẫn dấy lên mối quan ngại một vòng mới các biện pháp chống bán phá giá sắp bắt đầu. Điều này khiến người ta không khỏi lo ngại liệu có xảy ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu tương tự cuộc chiến khởi nguồn từ Luật thuế Smoot-Hawley của Mỹ trong những năm đầu của thập niên 30 hay không.
Với tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái cùng với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, chủ nghĩa bảo hộ thương mại được xem như biện pháp giảm những tác động xấu do hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo việc làm trong nước và hỗ trợ người lao động và những gia đình có thu nhập thấp. Do đó chính trị gia thường tìm mọi cách dựng lên những hàng rào thương mại làm hài lòng phe ủng hộ mà không tính toán đến những ảnh hưởng do các biện pháp này gây ra.
Chính vì lẽ đó, biện pháp chống bán phá giá càng trở nên có giá trị và đáp ứng tốt mục đích chính trị hơn là tính kinh tế. Thông qua việc áp dụng biện pháp như trên, những cường quốc kinh tế có thể buộc đối tác chấp nhận những điều khoản không thỏa đáng để đổi lấy việc dỡ bỏ biện pháp chống bán phá giá.
Trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa, ngày càng khó tách biệt giữa “tôi” và “bạn” trong giải quyết tranh chấp lợi ích kinh tế. Rất nhiều các mặt hàng nhập khẩu đang chịu biện pháp trừng phạt đang được sản xuất ở những quốc gia có chi phí lao động thấp thông qua các công ty xuyên quốc gia. Do đó, những rào cản hải quan và thuế không chỉ ảnh hưởng đến những nhà xuất khẩu mà cả những công ty có vốn đầu tư tại nước xuất khẩu.
Trong khi đó, rất nhiều hàng hóa nhập khẩu bị điều tra chống bán phá giá là những sản phẩm công nghệ cao thuộc những ngành công nghiệp hỗ trợ cao cấp. Việc đặt ra mức thuế cao không chỉ ảnh hưởng đến nhà xuất khẩu mà còn làm tăng chí phí trong ngành công nghệ cao, làm giảm lợi nhuận của lĩnh vực này và là nguyên nhân gây thất nghiệp gia tăng tại các nước nhập khẩu.
Trên thực tế, các chính trị gia mỗi nước đều nhận thức được tất cả các vấn đề này, tuy nhiên họ không thể không thực hiện những biện pháp nói trên với các lý do chính trị trong nước nhằm tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng cũng như giải tỏa sức ép từ các nhóm liên quan.
Do đó, để đối phó với những tác hại xấu từ biên pháp chống bán phá giá, nhiều quốc gia đã không có lựa chọn nào khác ngoài việc giương cao chủ nghĩa bảo hộ và “lấy độc trị độc”. Ví dụ, Ấn Độ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các biện pháp chống bán phá giá do các quốc gia thuộc nhóm G20 khởi xướng. Tuy nhiên, quốc gia này cũng được biết đến với tư cách quốc gia có hàng rào thuế quan nghiêm ngặt nhất.
Mặc dù, Tổ chức thương mại thế giới đã quy định về thủ tục khiếu kiện đối với các biện pháp hải quan và chống bán phá giá, quá trình điều tra và xét xử vẫn khá phức tạp và kéo dài. Thông thường, khi quyết định chính thức được đưa ra thì hơn một nửa thời hạn hiệu lực của biện pháp đã đang áp dụng. Điều này khiến các quốc gia có xu hướng không tham gia biện pháp nói trên thay vì kiện lên WTO.
Nhìn vào gốc của vấn đề, có thể thấy ai khởi xướng vấn đề nên chấm dứt vấn đề đó. Xét một cách logic, chính Mỹ và Liên minh châu Âu, những quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu và tổng lượng nhập khẩu cần chấm dứt cuôc chiến thương mại do họ gây ra và từ bỏ những trò chơi “zero-sum” như dựng lên các hàng rào hải quan và tuân thủ đúng tinh thần xóa bỏ tất cả các hình thức của củ nghĩa bảo hộ thương mại mà nhóm G20 đã đặt ra.
Điều này sẽ mở ra hy vọng cho cộng đồng toàn cầu tránh được việc bị cuốn vào một cuộc chiến thương mại dai dẳng cũng như giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục nền kinh tế thế giới.
Tao Duanfang
(Tao Duanfang là một nhà chính trị truyền thông hiện đang sống tại Vancouver, Canada.
Bản gốc được đăng tải trên: http://nf.nfdaily.cn/nfdsb/content/2009-10/07/content_5937233.htm.)
21/10/ 2009
Nguồn: www.upiasia.com
Các tin khác
- Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá với dây đai thép nhập khẩu từ Việt Nam (14/05/2025)
- Hoa Kỳ ban hành KLCC đợt rà soát hành chính đối với một số sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam (13/05/2025)
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)