Ngành cá da trơn Mỹ trượt dốc
09/08/2008 12:00
Nhiều nông dân nuôi cá da trơn ở Mỹ đã phải ngừng sản xuất do giá ngô và giá đậu tương tăng quá cao.
Ông John Dillard, một người đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh cá da trơn từ những năm 1960 cho biết tình hình kinh doanh hiện nay rất tệ hại.Ông đã tiến hành sa thải hết nhân công của mình. Theo ông, người tiêu dùng Mỹ có thể sử dụng cá nhập khẩu, cũng như họ đã và đang sử dụng dầu nhập khẩu.
Trong 2 năm qua, giá ngô và đậu tương đã tăng gấp 3 vì nhiều yếu tố: mùa vụ thất bại, nhu cầu của tầng lớp trung lưu người châu Á tăng lên, chính phủ hạn chế trồng ngô phục vụ cho công nghệ sinh học và thời tiết không thuận lợi.
Giá tăng, người trồng bắp và đậu nành có lợi nhưng người nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá, những người sử dụng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi, phải gánh chịu nhiều hậu quả. Vùng châu thổ sông Mississippi, “vựa cá da trơn” của Mỹ, phải chịu nhiều tác động nhất. Đây là một khu vực nghèo khó, ngành nuôi cá da trơn trong ao hồ nhân tạo là một trong vài ngành kinh tế chính.
Theo phân tích của bang Mississippi, tiền thức ăn chiếm hơn một nửa chi phí nuôi cá, cao hơn nhiều so với mức một phần ba của ngành nuôi bò hoặc nuôi heo. Chính vì thế, khi giá ngũ cốc tăng đột biến - mà các chuyên gia dự báo sẽ còn tăng nữa - thì người nuôi cá lãnh đủ.
Theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp Mỹ, năm 2005, ngành nuôi cá da trơn một năm mang lại lợi nhuận khoảng 462 triệu USD. Vào thời kỳ phát triển cao điểm của ngành, số nhân công là khoảng 10 nghìn người, phần lớn tập trung ở những bang Mississippi, Alabama, Louisiana và Arkansas
Ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ chịu nhiều tác động từ hàng nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc. Hàng nhập khẩu từ những nước này đã đặt ra một mức giá trần cho sản phẩm cá da trơn.
Những công ty sản xuất mặt hàng cá da trơn của Mỹ cho đến nay đã gần như không thành công trong việc khiến người tiêu dùng Mỹ coi hàng cá da trơn nhập khẩu như loại thực phẩm không sạch sẽ và không an toàn.
Ông John Dillard, một người đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh cá da trơn từ những năm 1960 cho biết tình hình kinh doanh hiện nay rất tệ hại.Ông đã tiến hành sa thải hết nhân công của mình. Theo ông, người tiêu dùng Mỹ có thể sử dụng cá nhập khẩu, cũng như họ đã và đang sử dụng dầu nhập khẩu.
Trong 2 năm qua, giá ngô và đậu tương đã tăng gấp 3 vì nhiều yếu tố: mùa vụ thất bại, nhu cầu của tầng lớp trung lưu người châu Á tăng lên, chính phủ hạn chế trồng ngô phục vụ cho công nghệ sinh học và thời tiết không thuận lợi.
Giá tăng, người trồng bắp và đậu nành có lợi nhưng người nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá, những người sử dụng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi, phải gánh chịu nhiều hậu quả. Vùng châu thổ sông Mississippi, “vựa cá da trơn” của Mỹ, phải chịu nhiều tác động nhất. Đây là một khu vực nghèo khó, ngành nuôi cá da trơn trong ao hồ nhân tạo là một trong vài ngành kinh tế chính.
Theo phân tích của bang Mississippi, tiền thức ăn chiếm hơn một nửa chi phí nuôi cá, cao hơn nhiều so với mức một phần ba của ngành nuôi bò hoặc nuôi heo. Chính vì thế, khi giá ngũ cốc tăng đột biến - mà các chuyên gia dự báo sẽ còn tăng nữa - thì người nuôi cá lãnh đủ.
Theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp Mỹ, năm 2005, ngành nuôi cá da trơn một năm mang lại lợi nhuận khoảng 462 triệu USD. Vào thời kỳ phát triển cao điểm của ngành, số nhân công là khoảng 10 nghìn người, phần lớn tập trung ở những bang Mississippi, Alabama, Louisiana và Arkansas
Ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ chịu nhiều tác động từ hàng nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc. Hàng nhập khẩu từ những nước này đã đặt ra một mức giá trần cho sản phẩm cá da trơn.
Những công ty sản xuất mặt hàng cá da trơn của Mỹ cho đến nay đã gần như không thành công trong việc khiến người tiêu dùng Mỹ coi hàng cá da trơn nhập khẩu như loại thực phẩm không sạch sẽ và không an toàn.
08/08/2008
Nguồn: vasep.com.vn
Nguồn: vasep.com.vn
Các tin khác
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam (09/05/2025)
- Xuất khẩu chính ngạch ớt, chanh leo sang thị trường Trung Quốc: Cơ hội và thách thức (09/05/2025)
- Tổ yến thô được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp và người nuôi yến (09/05/2025)
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam (09/05/2025)
- Thị trường nước ngoài sẽ gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (09/05/2025)