Ngành da giày Ấn Độ có lợi từ sự suy yếu của thị trường Trung Quốc
15/01/2009 12:00
Theo dự báo của Công ty nghiên cứu RNCOS, thị trường giày dép Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu do các sản phẩm Trung Quốc đang mất dần lợi thế chi phí thấp và các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đang hướng về Ấn Độ để tìm kiếm các sản phẩm chi phí thấp.
Ngành công nghiệp bán lẻ Ấn Độ tăng trưởng mạnh, trong đó phải kể đến ngành công nghiệp bán lẻ giày dép. Nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động lành nghề, giá nhân công thấp sẽ là yếu tố duy trì nhu cầu về giày dép Ấn Độ tăng trong tương lai gần. Trong báo cáo phân tích công nghiệp giày dép Ấn Độ, RNCOS dự báo thị trường bán lẻ giày dép Ấn Độ sẽ tăng trưởng trên 20% đến năm 2011.
Theo nhận định của ông Shushmul Maheshwari, Tổng Giám đốc RNCOS, xáo trộn tài chính hiện nay sẽ không thể làm thay đổi đáng kể đến nhu cầu về giày dép Ấn Độ trên các thị trường toàn cầu. Đó là do nhu cầu về giày dép chất lượng cao sản xuất tại Châu Âu hoặc các khu vực trên thế giới chắc chắn sẽ suy giảm do mọi người sẽ thích mua giày dép không đắt, hoặc chính xác hơn là giày dép giá vừa phải hoặc thấp. Và Ấn Độ và Trung Quốc nhất định sẽ có lợi thế về phương diện này.
Tuy nhiên, ông cho rằng giá nhân công tăng và đồng nhân dân tệ tăng giá so với đô la Mỹ đã gây những vấn đề nghiêm trọng cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Giá nhân công tại Trung Quốc đã tăng khoảng 40% kể từ tháng 1/2008. Kết quả là các sản phẩm của Trung Quốc thường vốn rẻ hơn sản phẩm của Ấn Độ 10% hiện nay đang tụt hậu. Nguyên nhân khác khiến các sản phẩm của Trung Quốc đang mất dần sự hấp dẫn trên các thị trường thế giới đó là việc EU thực thi thuế chống bán phá giá đối với giày da nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)