Ngành dệt may Maroc lo lắng về Quy định mới của EC
19/11/2010 12:42
Vừa qua, Ủy ban châu Âu EC quyết định bỏ thuế nhập khẩu vào khu vực thị trường chung châu Âu đối với 75 dòng thuế liên quan đến nhiều mặt hàng, trong đó chủ yếu là hàng dệt may. Thị trường Pakistan sẽ được hưởng lợi từ việc Ủy ban châu Âu EC quyết định bỏ thuế nhập khẩu một số mặt hàng từ 01/01/2011.
Quy định mới này sẽ được áp dung từ 01/01/2011 và kéo dài trong 3 năm đến 31/12/2013. Những mặt hàng nằm trong diện miễn thuế theo quy định này gồm: Sợi và vải bông, veston, quần dệt kim, quần áo bảo hộ lao động cho phụ nữ, đồ vải dùng trong nhà vệ sinh hoặc nhà bếp, rèm che cửa, v.v…
Ông Mohamed Tazi, Tổng giám đốc Hiệp hội dệt may Maroc cảnh báo rằng: Pakistan không phải là nước nhỏ. Đây là một cường quốc về hàng sợi, là nhà xuất khẩu sợi lớn thứ 3 thế giới, cùng được hưởng sự ưu đãi mà mà EU đã dành cho Bangladesh và một số nước châu Phi như Maurice và Madagascar. Nếu như người dân châu Âu đánh giá tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của Quy định này có lẽ chỉ hạn chế trong phạm vi là sẽ có sự tăng chút ít về kim ngạch nhập khẩu so với sản lượng hiện nay của EU (0,5%) thì bù lại họ được hưởng giá các mặt hàng nhập khẩu thấp hơn. Nhưng đối với các nhà kinh doanh sợi của Maroc thì tình hình hoàn toàn khác, khi mà 75% sản lượng của họ sản xuất ra xuất khẩu vào 3 nước châu Âu gồm : Pháp, Tây Ban Nha và Anh. Thị trường Maroc đang bị mất đà chủ yếu do ảnh hưởng cạnh tranh từ khu vực châu Á. Riêng tại thị trường Anh, thị phần của Maroc, trong vòng 4 năm trở lại đây đã giảm từ 20% xuống còn 7%.
Theo báo cáo tháng 11 của CEDITH (Câu lac bộ những nhà lãnh đạo ngành dệt may khu vực châu Âu – Địa Trung Hải), kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may trong 8 tháng 2010 của châu Âu tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2009. Nhưng việc tăng này lại bao hàm hai xu hướng hoàn toàn trái ngược nhau: Khi mà kim ngạch nhập khẩu hàng quần áo gần như dậm chân tại chỗ (chỉ tăng 0,1%), thì kim ngạch nhập khẩu hàng sợi lại tăng rất mạnh (20,9%) .
Trung Quốc khẳng định vị trí số 1 của mình về doanh số bán hàng dệt may, đạt 22 tỷ euro, tăng 4,8%. Mặc dù giá nhân công tương đối cao (mức lương tối thiểu là 2,01 euro/giờ) nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn lấy lại thế cạnh tranh của mình và duy trì củng cố vị trí là nhà cung cấp thứ 2 vào thi trường châu Âu. Ấn Độ, nhà cung cấp thứ 3 cũng có mức tăng trưởng khá, đạt 4,5 tỷ euro, tăng 3,4%. Bangdalesh, nhà cung cấp lớn thứ 4, bị suy giảm chút ít (giảm 0,1%) trong khi phần lớn các nhà cung cấp khác của châu Á đều tăng: Pakistan tăng 10,6%, Việt Nam 3,3%, Thái Lan 1,6%. Về phía các nước vùng Địa Trung Hải, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, các nước khác đều có kết quả khả quan: Tunisie tăng 3,6% đạt 1,8 tỷ euro, Maroc tăng 4,1% đạt 1,5 tỷ euro và Ai Cập tăng 7,8%.
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)