Ngành thép chia rẽ bởi cuộc chiến chống bán phá giá

12/11/2013 12:00 - 621 lượt xem

Hai đơn vị sản xuất trong nước đâm đơn kiện hàng Trung Quốc,Malaysia... bán phá giá trong khi các nhà nhập khẩu đối mặt nguy cơ phá sản bởikhông có nguồn nguyên liệu thay thế.

Việt Nam lần đầu tiên tiến hành điều tra chống bán phá giáthép ngoại vào tháng 7/2013 sau khi Công ty TNHH Posco VST và Công ty Cổ phầnInox Hòa Bình gửi văn bản tới Bộ Công Thương yêu cầu áp thuế chống bán phá giábình quân 20% đối với sản phẩm thép không gỉ nhập từ Trung Quốc, Malaysia,Indonesia và Đài Loan (Trung Quốc). Posco VST và Hòa Bình đang chiếm 80% thị phầninox trong nước.

Thép không gỉ là nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất đồgia dụng như bồn rửa bát, xoong, nồi đồ nội thất dạng ống, hệ thống nước nóng,bồn tắm hoặc các bộ phận của xe hơi, vật liệu xây dựng... Hàng nhập từ Trung Quốc,Malaysia, Indonesia và Đài Loan hiện hưởng thuế suất 0% do có quan hệ AFTA nênmức thuế hiện là 0%.

Theo Posco VST và Inox Hòa Bình, giá thép không gỉ nhập khẩutừ 4 nước trên thấp hơn 25% sản phẩm trong nước, thậm chí thấp hơn giá thành tạichính thị trường của họ. Điều này đã tác động tiêu cực tới sản xuất trong nướcnhư công suất giảm, tỷ lệ thua lỗ tăng cao, doanh thu giảm, giảm giá bán, lượnghàng tồn kho tăng...

Tuy nhiên, hiện có khoảng gần 20 doanh nghiệp trong ngànhthép lại đưa ra ý kiến trái ngược vì cho rằng áp thuế chống bán phá giá khoảng20-40% sẽ đẩy nhiều đơn vị đến bờ vực phá sản. Ông Đàm Quang Hùng, Phó tổnggiám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà cho biết hiện đơn vị này phải tạm dừngsản xuất một số chủng loại chậu rửa inox do không mua được vật tư phù hợp,không ít doanh nghiệp khác đang gặp khó khăn khi tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Đốidiện với nguy cơ vật liệu bị áp thuế chống bán phá giá từ 20-40%, lãnh đạo SơnHà cho rằng, nhiều nhà sản xuất và doanh nghiệp trong lĩnh vực này là sẽ phải rờibỏ thị trường.

"Chúng tôi hiện đã không thể nhập khẩu một số mặt hàng từcác bạn hàng truyền thống, trong khi bản thân các đối tác trong nước không cónăng lực cung cấp chủng loại này, theo các yêu cầu về chất lượng và thời giangiao hàng", ông Hùng cho hay.

Ông Phạm Trung Anh - Chủ tịch Công ty cổ phần Gia Anh cũngcho rằng, sản lượng của 2 đơn vị đi kiện chống bán phá giá chỉ đáp ứng được mộtphần nhu cầu sản xuất trong nước. Còn chủng loại sản phẩm, các công ty này mớigiải quyết được khoảng 20% nhu cầu.

"Do đó, với những mặt hàng mà Posco và Inox Hòa Bìnhkhông sản xuất thì dù giá cao đến mấy, các doanh nghiệp khác cũng vẫn phải nhậpkhẩu. Và cuối cùng, tất cả đều đổ vào giá thành và người tiêu dùng phải gánh chịu",lãnh đạo Công ty Gia Anh lý giải.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Việt Hùng - Đại diệnCông ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Bông Sen Vàng cho rằng, thép không gỉ cánnguội là nguyên liệu chứ không phải sản phẩm cuối cùng nên nó ảnh hưởng lớn đếngiá thành bán ra của rất nhiều mặt hàng.

"Nếu áp mức thuế chống bán phá giá 20-40% thì ít nhất giáthành cũng phải tăng 15-30%. Giá thành như vậy thì doanh nghiệp trong nước lấygì để cạnh tranh với các sản phẩm ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc", lãnh đạoCông ty Bông Sen Vàng cho hay. 

Ở góc độ xuất khẩu, ông Hùng cho rằng, muốn đẩy mạnh xuất khẩucác sản phẩm thép không gỉ thì phải tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng, và giảmgiá thánh. Tuy nhiên, nếu áp thuế chống bán phá giá thì coi như mục tiêu xuấtkhẩu phá sản.

Một lý lẽ khác cũng được các đơn vị nhập khẩu đưa ra là bảnthân Posco VST cũng không đáp ứng đủ tiêu chí để được coi là ngành sản xuấttrong nước. Nguyên nhân là khối lượng nhập khẩu của các đơn vị này vẫn khá lớn(chiếm 50% sản lượng nhập toàn ngành). Nhóm doanh nghiệp này cũng cho rằng, việckhởi kiện của 2 đơn vị trên là nhằm mục đích dành vị thế thống lĩnh thị trường.Nếu thuế chống bán phá giá được áp dụng, các sản xuất sử dụng nguyên liệu làthép không gỉ sẽ phải phụ thuộc vào Posco VST và Inox Hòa Bình.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Phương Nam - Cục Phó Cục Quảnlý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết quá trình điều tra sơ bộ vụ kiện chốngbán phá giá thép không gỉ đến nay đã gần xong. "Tới ngày 2/12, Cục sẽ côngbố kết luận điều tra sơ bộ, trong đó sẽ nêu rõ sai phạm thế nào, bán phá giá rasao", ông Nam phát biểu.

Về việc một số doanh nghiệp trong nước phản đối việc áp thuếchống bán phá giá với inox nhập khẩu, ông Nam cho rằng đây là một vấn đề cóliên quan đến vụ kiện nên sẽ tiến hành theo quy trình và thực hiện công khaiminh bạch.

Trong khi đó, đánh giá về vụ khởi kiện trên, ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết luôn xảy ra mâu thuẫn giữa bên nhậpvà bên sản xuất, vì bên nhập khẩu vẫn muốn hưởng một mức giá rẻ nên đề nghịđánh thuế bằng 0, trong khi phía sản xuất lại muốn tăng thuế để bảo hộ sản xuấttrong nước.

"Người sản xuất đầu tư lớn nên muốn có biện pháp bảo vệđể phát triển, nếu mãi đi nhập thì không bao giờ Việt Nam có ngành sản xuấtthep không gỉ. Do vậy, quan điểm của hiệp hội là ủng hộ cho sản xuất, tức bênđi kiện là Posco và Inox Hòa Bình", ông Cường nói.

Ông cũng nhận định, nếu sản xuất trong nước của Việt Nam vẫnchiếm tỷ lệ nhỏ thì có thể không được ủng hộ, tuy nhiên, thị phần của hai đơn vịtrên đã khá lớn nên cần phải bảo vệ, mục tiêu là tăng cường sản xuất trong nước,giảm dần tỷ lệ nhập khẩu. "Bộ Công Thương phải chọn được mức thuế vừa khuyếnkhích được sản xuất trong nước, vừa ngăn chặn được sự chèn ép của nước ngoàinhưng cũng không làm khó cho người tiêu dùng", vị này đề xuất.

Nguồn: http://kinhdoanh.vnexpress.net 

Quảng cáo sản phẩm