Nga-Trung Quốc tăng cường hợp tác để cùng hưởng lợi
03/06/2014 12:00
Ngavà Trung Quốc mới đây đã ký kết một thỏa thuận thương mại lịch sử với giá trịkhổng lồ về mua bán khí đốt sau thời gian dài thương lượng.
Đây là một bằng chứng cho thấy những nỗ lực của hai nước trong việc tăng cườngquan hệ song phương, không những về thương mại mà còn trong các hoạt động kinhtế khác.
Việc hai nước thắt chặt quan hệ hợp tác không chỉ bởi điều đó là cần thiếttrong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phục hồi vững chắc mà còn bởi mỗi nước đềunhìn thấy ở đó những lợi ích sát sườn, đặc biệt là với Nga, khi mà nước nàyđang gặp phải những khó khăn kinh tế nhất định do liên quan đến cuộc khủnghoảng ở Ukraine.
Tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại
Phát biểu khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Saint Petersbourg mới đây sau khi kếtthúc chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc lại những ưutiên kinh tế và thương mại trong quan hệ với Trung Quốc. Đó là những vấn đề ôngđã đề cập với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng Hải và Bắc Kinh trongchuyến công du Trung Quốc vừa qua.
Tại Bắc Kinh, lãnh đạo Nga và Trung Quốc cam kết đẩy mạnh hợp tác trong nhiềulĩnh vực, từ tài chính đến thương mại, từ năng lượng đến giao thông.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc trong thời gian ở thămnước này, Tổng thống Nga khẳng định Nga coi quan hệ hợp tác với Trung Quốc làmột ưu tiên hàng đầu và quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất từtrước đến nay.
Theo ông Putin, trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phục hồi vững chắc, việctăng cường quan hệ thương mại, kinh tế đôi bên cùng có lợi cũng như đẩy mạnhhoạt động đầu tư giữa hai nước có tầm quan trọng đặc biệt.
Hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch trao đổi thương mại song phương lên 200 tỷUSD một năm vào năm 2020 thay vì 90 tỷ USD như hiện nay. Hai bên cũng cam kếtsử dụng đơn vị tiền tệ của nhau nhiều hơn trong các khoản thanh toán songphương.
Đáng chú ý là trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Tổng thống Nga VladimirPutin, hai bên đã ký thỏa thuận mua bán khí đốt có tổng giá trị lên đến 400 tỷUSD, sau một thập niên đàm phán.
Theo thỏa thuận này, Nga sẽ cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua các đường ốngdẫn trong 30 năm, bắt đầu từ năm 2018, với khối lượng sẽ tăng lên từng năm vàđạt mức cao nhất là 38 tỷ mét khối.
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga dự kiến sẽ nhận được từ Trung Quốc khoản ứngtrước trị giá 25 tỷ USD cho lượng khí đốt sẽ giao trong tương lai để đầu tư vàodự án xây dựng đường ống dẫn “Sức mạnh Siberia.”
Có thể nói cuộc khủng hoảng tại Ukraine là chất xúc tác cho việc tăng cườngquan hệ Nga-Trung. Những diễn biến ở Ukraine đã thuyết phục Nga rằng không thểdựa vào Tây Âu như là thị trường xuất khẩu chính cho dầu mỏ và khí đốt và lựachọn của nước này là chuyển hướng sang Trung Quốc.
Khi Mỹ hối thúc châu Âu đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu năng lượng nhằm giảmdần sự phụ thuộc vào Nga, dường như chiến lược xuất khẩu năng lượng "hướngĐông" của Nga ngày càng trở thành một sự bắt buộc chứ không đơn thuần làmột sự lựa chọn.
Mỹ đã cảnh cáo rằng trong trường hợp Nga leo thang hơn nữa sẽ tấn công vào cáclĩnh vực chủ chốt của kinh tế Nga. Trước mắt, Mỹ đã bắt đầu nhắm vào một số tậpđoàn do các doanh nhân thân với Tổng thống Putin kiểm soát, đặc biệt là cácngân hàng và các công ty dầu khí.
Trước tình hình chiến sự và căng thẳng leo thang ở miền Đông Ukraine, Mỹ đã lêntiếng cảnh báo các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ gây tổn thất cho nềnkinh tế này, đồng thời tuyên bố sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt nhằm vàoNga.
Các biện pháp trừng phạt (mặc dù được đánh giá là còn hạn chế) đã gây ra lànsóng rút vốn khỏi Nga và đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Nga xuống gần 0%.
Theo Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Daniel Glaser, kinh tế Nga đã cảm nhận đượcnhững tác động của các biện pháp trừng phạt. Đó là thị trường chứng khoán giảm13%, ngân hàng trung ương Nga phải chi gần 50 tỷ USD để hỗ trợ đồng rúp, chiphí đi vay của Nga tăng vọt, buộc Nga hủy một đợt phát hành trái phiếu, dòngvốn thoái lui khỏi Nga năm 2014 ước khoảng 100-130 tỷ USD, Bank Rossiya, ngânhàng thân Tổng thống Nga Putin vốn nằm trong danh sách bị trừng phạt, đã mất 1 tỷUSD tiền gửi kể từ tháng 3/2014 và phải bán 500 triệu USD trái phiếu để duy trìtính thanh khoản.
Những lợi ích từ thỏa thuận lịch sử
Với thỏa thuận lịch sử về mua bán khí đốt mới ký kết, cả Nga và Trung Quốc sẽcùng có lợi. Thỏa thuận này cho phép Nga đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trongkhi giúp Trung Quốc có được nguồn cung năng lượng ổn định, giảm bớt sự phụthuộc vào nguồn nhiêu liệu năng lượng nhập khẩu bằng đường biển, đảm bảo đápứng nhu cầu trong nước.
Trong lúc tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu năng lượng, Nga đã hướng nhiềutới Trung Quốc, nhưng hai nước chưa đạt được thỏa thuận, chủ yếu do bất đồng vềgiá.
Hiện Nga là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, còn Trung Quốc là mộttrong những thị trường tiêu thụ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu. Năm ngoái,Trung Quốc đã phải nhập vào 53 tỷ mét khối khí đốt để bảo đảm cho nhu cầu tiêuthụ đang tăng thêm khoảng 25% một năm.
Chuyên gia Pierre Terzian, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc cơ quan tư vấn về dầukhí PetroStrategies, cho rằng thỏa thuận vừa ký được với phía Nga không giúpTrung Quốc giải quyết hoàn toàn nhu cầu về năng lượng bởi mức tiêu thụ của nướcnày ngày càng tăng nhanh, nhưng cho phép nước này đa dạng hóa các nguồn cung vànhất là sẽ không phải phụ thuộc vào một hay vài quốc gia xuất khẩu khí đốt cũngnhư đa dạng hóa các nguồn năng lượng cần thiết, đáp ứng nhu cầu của khu vực sảnxuất và tư nhân.
Quan trọng hơn nữa là hợp đồng này gắn liền Trung Quốc với Nga, một quốc gia códự trữ về khí đốt lớn nhất trên thế giới, và cũng nhờ có hợp đồng mua bán trựctiếp với Nga, Trung Quốc sau này sẽ ở thế mạnh khi cần đi mua khí đốt của bấtkỳ một đối tác nào khác.
Còn với Nga, việc bán khí đốt cho Trung Quốc rõ ràng còn là nhằm đối phó vớicác biện pháp cấm vận kinh tế của châu Âu và Mỹ liên quan đến cuộc khủng hoảngtại Ukraine.
Hơn bao giờ hết, Nga cần một thị trường lớn để giải tỏa bớt tác động của cácbiện pháp trừng phạt kinh tế mà Âu-Mỹ đang áp đặt. Tất cả các nhà phân tích đềuđi đến kết luận là vô hình chung, cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã tạo điều kiệnthuận lợi cho Trung Quốc nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn sau nhiều nămđàm phán.
Việc hướng sang thị trường Trung Quốc giúp Nga nâng cao khả năng thương lượngvề giá và có thể gây áp lực lên các nước châu Âu, nơi mà khoảng 80% khí đốt củaNga được xuất tới.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, xét về phương diện kinh tế, cả đối vớiNhà nước Nga lẫn tập đoàn Gazprom, hợp đồng bán khí đốt trị giá 400 tỷ USDkhông “hời” như mong đợi.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) không chính thức thông báo giá khíđốt mua của Nga và lượng khí đốt mà Gazprom sẽ cung cấp mỗi năm, nhưng theo cácphương tiện truyền thông Moskva, trong lúc Ukraine phải mua vào 1.000m3 khí đốtcủa Nga với giá từ 410-430 USD thì với hợp đồng vừa ký kết, Gazprom cam kết bánkhí đốt cho CNPC với giá 350 USD/1.000m3.
Bên cạnh đó, để khí đốt khai thác từ Siberi đến được thị trường Trung Quốc, Ngaphải xây dựng toàn bộ hệ thống đường ống dẫn mang tên "Sức mạnhSiberi." Để hoàn thành đường ống này, Gazprom sẽ phải đầu tư 60 tỷ USD.
Một vấn đề đặt ra là nếu đúng là Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với mức giá rẻnhư báo chí đã đưa thì lý do là gì? Đó có thể là bởi Nga nhắm tới lợi ích lâudài là sẽ bán khí đốt ra hai thị trường tiềm năng khác là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoài ra, việc Nga nhanh chóng đạt thỏa thuận với Trung Quốc một lần nữa thểhiện sự nhạy bén của Tổng thống Putin trước thực tế đang diễn ra.
Sau khi thất bại trong việc dùng lá bài năng lượng để giữ chặt Ukraine trongvòng kềm tỏa của mình, chủ nhân điện Kremli ý thức được rằng Nga không phải lànguồn xuất khẩu khí đốt duy nhất trên thế giới.
Bằng chứng cụ thể là Trung Quốc lâu nay đã trông chờ vào khí đốt củaTurkmenistan qua đường ống dẫn khí đốt dài hơn 6.400km. Nhờ đó, Trung Quốctrong thế mạnh để mặc cả với Nga.
Ngoài Turkmenistan , Uzbekistan, Australia hay Qatar cũng là những nguồn cungcấp khác của Trung Quốc./.
Nguồn:TTXVN
Các tin khác
- Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay (08/07/2025)
- Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, tăng trưởng 14,4% trong 6 tháng đầu năm (07/07/2025)
- Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ suy giảm mạnh trong tháng 6/2025 (07/07/2025)
- Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc (07/07/2025)
- Việt Nam xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo (07/07/2025)