Nhật: Xuất khẩu tăng, thặng dư thương mại giảm
30/09/2010 09:54
Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 27/9 công bố báo cáo sơ bộ về tình hình ngoại thương của nước này, theo đó, trong tháng Tám, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng thặng dư thương mại vẫn giảm tới 37,5%.
Báo cáo cho biết, trong tháng Tám, kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 5.224,1 tỷ yen (61,9 tỉ USD), tăng 15,8% so với cùng thời điểm này năm trước, chủ yếu do doanh số bán ôtô sang các thị trường Trung Đông và Nga cũng như doanh số bán thép sang Thái Lan và Hàn Quốc tăng mạnh.
Tuy nhiên, đây là tháng thứ sáu liên tiếp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, sau khi đạt mức tăng hơn 23% trong tháng Bảy và 28% trong tháng Sáu.
Kim ngạch nhập khẩu trong tháng Tám tăng 17,9% lên mức 5.120,9 tỷ yen. Đây là tháng thứ 8 liên tiếp kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng.
Nguyên nhân một phần do nhập khẩu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng từ các nước Đông Nam Á tăng tới 55,9%, nhập khẩu quặng kim loại từ Brazil và Australia tăng tới 106,8%, và kim loại màu từ Trung Quốc và Nam Phi tăng 54,5%. Nhập khẩu dầu thô cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước (1,8%), chủ yếu do giá dầu thô tăng 9,8%.
Như vậy, thặng dư thương mại của Nhật Bản trong tháng Tám chỉ đạt 103,2 tỷ yen, giảm 37,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2009 thặng dư thương mại của nước này giảm.
Ông Lee Chiwoong, chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs ở Nhật cho rằng, nguyên nhân khiến tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản có dấu hiệu chững lại là do đồng yen tăng giá và tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, nhất là ở Mỹ.
Về đối tác thương mại, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc trong tháng Tám tăng 18,5% lên mức 1.048,1 tỷ yen, trong khi nhập khẩu tăng tới 20% lên mức 1.117,6 tỷ yen. Với kết quả này, cán cân thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc thâm hụt lần đầu tiên trong hai tháng qua.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật sang Mỹ cũng tăng 8,8% lên mức 776,1 tỷ yen, trong khi nhập khẩu cũng tăng 11,3% lên 490,7 tỷ yen. Ngoài ra, xuất khẩu từ Nhật sang Liên minh châu Âu (EU) tăng 13,7% trong khi nhập khẩu từ thị trường này tăng 7%.
Báo cáo cho biết, trong tháng Tám, kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 5.224,1 tỷ yen (61,9 tỉ USD), tăng 15,8% so với cùng thời điểm này năm trước, chủ yếu do doanh số bán ôtô sang các thị trường Trung Đông và Nga cũng như doanh số bán thép sang Thái Lan và Hàn Quốc tăng mạnh.
Tuy nhiên, đây là tháng thứ sáu liên tiếp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, sau khi đạt mức tăng hơn 23% trong tháng Bảy và 28% trong tháng Sáu.
Kim ngạch nhập khẩu trong tháng Tám tăng 17,9% lên mức 5.120,9 tỷ yen. Đây là tháng thứ 8 liên tiếp kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng.
Nguyên nhân một phần do nhập khẩu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng từ các nước Đông Nam Á tăng tới 55,9%, nhập khẩu quặng kim loại từ Brazil và Australia tăng tới 106,8%, và kim loại màu từ Trung Quốc và Nam Phi tăng 54,5%. Nhập khẩu dầu thô cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước (1,8%), chủ yếu do giá dầu thô tăng 9,8%.
Như vậy, thặng dư thương mại của Nhật Bản trong tháng Tám chỉ đạt 103,2 tỷ yen, giảm 37,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2009 thặng dư thương mại của nước này giảm.
Ông Lee Chiwoong, chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs ở Nhật cho rằng, nguyên nhân khiến tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản có dấu hiệu chững lại là do đồng yen tăng giá và tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, nhất là ở Mỹ.
Về đối tác thương mại, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc trong tháng Tám tăng 18,5% lên mức 1.048,1 tỷ yen, trong khi nhập khẩu tăng tới 20% lên mức 1.117,6 tỷ yen. Với kết quả này, cán cân thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc thâm hụt lần đầu tiên trong hai tháng qua.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật sang Mỹ cũng tăng 8,8% lên mức 776,1 tỷ yen, trong khi nhập khẩu cũng tăng 11,3% lên 490,7 tỷ yen. Ngoài ra, xuất khẩu từ Nhật sang Liên minh châu Âu (EU) tăng 13,7% trong khi nhập khẩu từ thị trường này tăng 7%.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)