Nhiều cơ hội đảo ngược quyết định của DOC với cá tra, basa

13/09/2013 09:52 - 629 lượt xem

Ông Matthew McConkey, Luật sư tư vấn của Việt Nam về vấnđề này, khẳng định Việt Nam còn 6 tháng để đảo ngược tình thế.

Ngày 5/9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ vềthuế suất đối với các sản phẩm các tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam. Với mứcthuế trung bình lên tới 2,11 USD/kg, quyết định của DOC sẽ ảnh hưởng nghiêmtrọng tới đời sống của hàng trăm ngàn nông dân cũng như hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Đáng chú ý là trong lần rà soát hành chính lần thứ 9 này, BộThương mại Mỹ đã chọn nước tham chiếu để áp thuế là Indonesia, quốc gia có điềukiện kinh tế, nuôi trồng và chế biến hoàn toàn khác với Việt Nam. Hơn nữa, Indonesia lạikhông nằm trong danh sách các nước được chọn để tham chiếu mà DOC đã công bốtrước đó. Phóng viên VOV tại Mỹ đã có cuộc trao đổi với ông Matthew McConkey,Luật sư tư vấn của Việt Namvề vấn đề này.

PV: Thưa luật sư McConkey, ông có thể giải thích lý dotại sao Bộ Thương mại Mỹ lại quyết định chọn Indonesiachứ không phải Bangladeshnước có điều kiện sản xuất cá da trơn tương đồng với Việt Nam và đã nhiềulần được chọn để thamchiếu?         

Luật sư McConkey: Tôi thực sự sốc khi DOC chọn Indonesia làm nước tham chiếu để tính thuế nhậpkhẩu đối với cá tra và basa của Việt Nam. Theo thông lệ, trước mỗi đợtrà soát, DOC đều công bố danh sách các nước có thể được chọn để tham chiếu.

Trong lần rà soát thứ 9, Indonesiakhông nằm trong danh sách trên do DOC chọn nước tham chiếu dựa trên Tổng thunhập quốc gia (GNI), trong khi tổng thu nhập quốc gia giữa Việt Nam và Indonesia lại hoàn toàn khác nhau.

Chính vì vậy mà ban đầu chúng tôi dự đoán rằng nước so sánhlần này sẽ là Bangladeshhoặc Philippines.

Trong quyết định sơ bộ, DOC không nêu chi tiết lý do bác bỏ Bangladesh và Philippines nhưng tôi có thể tómlược một số nguyên nhân sau. Vấn đề cố hữu đối với Bangladesh là nước này không cungcấp đầy đủ dữ liệu ra thị trường quốc tế, khiến chúng tôi cũng như DOC rất khótìm kiếm thông tin. Trong quyết định sơ bộ, DOC tuyên bố không xem xét Bangladesh dothiếu thông tin.

Đối với Philippines,DOC cho rằng quy mô ngành công nghiệp sản xuất cá da trơn tại đây còn nhỏ, đồngthời bày tỏ quan ngại về độ chính xác của những dữ liệu liên quan đến giá cátươi tại đây. Do vậy, DOC cũng bác bỏ trường hợp Philippinesvà quyết định trở lại với Indonesia.Việc Indonesiakhông nằm trong danh sách nước tham chiếu là yếu tố quan trọng để chúng ta đấutranh với DOC trong thời gian tới.     

PV: Theo thông báo, Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa ra quyết địnhcuối cùng vào tháng 3/2014, vậy trong thời gian tới Việt Nam cần làm gì để cóthể thay đổi quyết định phi lý của cơ quan này, thưa ông? 

Luật sư McConkey: Vấn đề đầu tiên mà chúng tacần khẳng định là quyết định của DOC mới chỉ là quyết định sơ bộ. Quyết địnhcuối cùng sẽ được đưa ra vào tháng 3/2014 và từ giờ cho đến khi đó sẽ còn rấtnhiều vấn đề phải giải quyết. Chính phủ Việt Nam, VASEP và các nhà sản xuất cátra, basa sẽ phối hợp cùng các luật sư tiến hành nghiên cứu bổ sung tại cácnước liên quan, tiếp theo là quá trình tranh tụng, điều trần... để DOC có thểthay đổi quyết định về nước tham chiếu. Chúng ta sẽ tiếp tục làm việc với chínhphủ Bangladeshđể họ có thể cung cấp cho DOC những thông tin xác thực về giá cá tươi nội địa.

Ngoài ra, chúng ta sẽ phối hợp với chính phủ và các nhà chếbiến cá Indonesia để tìm kiếm những thông tin chứng minh với DOC rằng Indonesiakhông phải là nước có thể sử dụng để tham chiếu.

Về phía Việt Nam,nhiều doanh nghiệp có các nhà cung cấp và khách hàng tại Indonesia và họcó thể hỗ trợ chúng tôi trong vấn đề này. Một điều cần ghi nhớ là trong 3 lầnrà soát hành chính gần đây nhất, quyết định sơ bộ và quyết định cuối cùng củaDOC đều hoàn toàn khác nhau.

Trong lần rà soát thứ 6, DOC chọn Philippineslàm nước tham chiếu nhưng sau đó lại chuyển sang Bangladesh. Lần tiếp theo, DOC chọnIndonesia nhưng sau đó đổithành Bangladesh.Trong lần rà soát gần đây nhất, Bangladeshđược chọn trong quyết định sơ bộ nhưng nước tham chiếu cuối cùng lại là Indonesia.Chúng ta còn 6 tháng nữa để đảo ngược quyết định của DOC và tôi hy vọng quyếtđịnh cuối cùng của DOC sẽ khác với quyết định sơ bộ, như những gì đã diễn ratrong 3 kỳ rà soát vừa qua.

PV: Trong những năm gần đây, các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩuvào Mỹ luôn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp.Theo ông, đây chỉ là những tranh chấp thương mại đơn thuần hay còn có lý do nàokhác?

Luật sư McConkey: Từ góc độ kinh tế vĩ mô, tôicho rằng việc phải đối mặt với các vụ kiện như vậy là điều đáng mừng đối vớiViệt Nam.Có thương mại quốc tế là có xung đột và tranh chấp thương mại. Có người đã hỏitôi là làm thế nào để Việt Namtránh được tranh chấp thương mại quốc tế và câu trả lời rất đơn giản thôi: hãyngừng xuất khẩu hàng hóa. Không xuất khẩu thì sẽ không có kiện tụng.

Sự gia tăng của các vụ kiện chống bán phá giá và trợ cấpcũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều khách hàng ưa chuộng hàng Việt Nam. Hiện nay,Việt Namđã tham gia thị trường quốc tế, tranh chấp thương mại là điều hiển nhiên. Hơnnữa, các vụ kiện như trên không đi ngược lại quy định của Tổ chức Thương mạiQuốc tế.

Tôi cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt vớinhiều tranh chấp thương mại nữa, ngay cả trong phạm vi ASEAN. Tuy nhiên, đốivới cá nhân từng doanh nghiệp thì các vụ kiện chống bán phá gia và trợ cấp thựcsự là vấn đề nghiêm trọng. Một trong những giải pháp là bổ sung giá trị giatăng cho các sản phẩm. Sản phẩm càng nhiều giá trị gia tăng thì khả năng bịkiện càng thấp.

Ví dụ như fillet cá, một sản phẩm cơ bản. Hiện nay nhiềucông ty đã giới thiệu các bữa ăn giá trị gia tăng, bao gồm, cơm, rau và cá, rấttiện lợi cho khách hàng Hoa Kỳ. Những sản phẩm như vậy không nằm trong phạm viquy định khởi kiện chống bán phá giá.

PV: Xin cảm ơn ông! 

Nguồn: http://www.vasep.com.vn

Quảng cáo sản phẩm