Nhiều người chưa hiểu về cộng đồng kinh tế ASEAN
07/02/2015 12:00
Thực tế Việt Nam đã sống trong cộng đồng AEC từ nhiều năm qua, tuy nhiên cái khó của Việt Nam hiện nay là người dân, doanh nghiệp chưa nắm và hiểu rõ quá trình mà Việt Nam đã thực hiện.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nói như vậy tại buổi tọa đàm “Hội nhập quốc tế về một số vấn đề đặt ra đối với nước ta từ 2015”.
Theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đến cuối năm 2015, Việt Nam phải hoàn tất những dòng cam kết cuối cùng đối với việc xây dựng cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) bao gồm cam kết về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội.
Theo Phó thủ tướng, so với các nước trong khu vực, tỉ lệ người dân Việt Nam hiểu rõ những lợi ích đem lại từ AEC còn rất thấp, khoảng 60 - 70% người được hỏi không hiểu về AEC, đây là con số báo động.
Ngay tại thị trường AEC, doanh nghiệp Việt Nam để các doanh nghiệp các nước ASEAN nhảy vào, lấn sân tạo sức ép cạnh tranh lớn. Còn khi đưa hàng ra bên ngoài, doanh nghiệp Việt Nam lại gặp phải hàng rào bảo vệ mà các nước ASEAN áp dụng, do không nắm bắt quy định dẫn đến lúng túng khi mở rộng thị trường, mất khả năng cạnh tranh bình đẳng.
Ngược lại, doanh nghiệp ở các nước khác trong ASEAN, nhất là doanh nghiệp tư nhân, đã tận dụng rất tốt cơ hội từ AEC, tăng cường đầu tư mở rộng thị trường, phát triển kinh tế trong nội khối rất mạnh. “Có vẻ như doanh nghiệp Việt Nam hướng ra thị trường bên ngoài nhiều hơn là thị trường 600 triệu dân khu vực ASEAN” - ông Phạm Bình Minh nhận xét.
Cộng đồng AEC hình thành, những thế mạnh của Việt Nam như giày dép, may mặc, nông sản cũng sẽ phải cạnh tranh với mặt hàng có tính tương đồng trong khu vực, buộc hàng Việt Nam phải nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn.
Theo Phó thủ tướng, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang đàm phán đều có tiêu chuẩn rất cao. Để tránh bị tụt hậu, thua thiệt, doanh nghiệp cần phải có tính chủ động, tích cực tìm được hướng đi khi thị trường mở cửa.
Chính phủ cũng sẽ gấp rút nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh đổi mới thể chế, hoàn thiện chính sách pháp luật, cải thiện sức cạnh tranh kinh tế, tạo môi trường thông thoáng bình đẳng, cung ứng nguồn nhân lực cao và cải thiện cơ sở hạ tầng để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)