Nhiều tín hiệu khả quan cho dệt may xuất khẩu Việt Nam
30/06/2009 12:00
Hiện tại, đơn hàng dệt may của các đối tác Mỹ và EU đang dần dần ổn định trở lại. Đơn hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản hiện đang tăng mạnh.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đơn đặt hàng dệt may giảm hẳn trong những tháng đầu năm nên ngành dệt đã chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh đến cuối quý 2-2009 đã cho thấy tình hình không xấu như dự báo. Đơn hàng cho hai quý cuối năm tăng trên 15% so với đầu năm. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đã có đơn hàng sản xuất đến tháng 10/2009.
So với các nước khác trên thế giới, ngành dệt may của Việt Nam ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhất. Trong khi mức giảm chung khoảng 15% nhưng Việt Nam chỉ dừng lại ở mức 5%. Nhiều đơn đặt hàng trong thời điểm này chứng tỏ ưu thế của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiện tại, đơn hàng dệt may của các đối tác Mỹ và EU đang dần dần ổn định trở lại. Đơn hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản hiện đang tăng mạnh.
Vấn đề hiện nay đang gây nhức nhối cho không ít các doanh nghiệp dệt may là lao động. Hồi đầu năm, do ảnh hưởng của suy thoái, không ít nhà máy đã cắt giảm công nhân. Công nhân ngành dệt may chủ yếu là dân các tỉnh đổ về kiếm sống, khi bị cắt giảm lao động họ đã về quê hoặc chuyển sang các ngành khác tìm kế sinh nhai. Vậy nên, khi nhận những đơn hàng mới, các doanh nghiệp không khỏi đau đầu vì thiếu lao động.
Nếu khó khăn về lao động sớm được giải quyết, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam có thể tiềm vọng đạt 9,1 triệu USD trong năm nay.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đơn đặt hàng dệt may giảm hẳn trong những tháng đầu năm nên ngành dệt đã chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh đến cuối quý 2-2009 đã cho thấy tình hình không xấu như dự báo. Đơn hàng cho hai quý cuối năm tăng trên 15% so với đầu năm. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đã có đơn hàng sản xuất đến tháng 10/2009.
So với các nước khác trên thế giới, ngành dệt may của Việt Nam ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhất. Trong khi mức giảm chung khoảng 15% nhưng Việt Nam chỉ dừng lại ở mức 5%. Nhiều đơn đặt hàng trong thời điểm này chứng tỏ ưu thế của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiện tại, đơn hàng dệt may của các đối tác Mỹ và EU đang dần dần ổn định trở lại. Đơn hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản hiện đang tăng mạnh.
Vấn đề hiện nay đang gây nhức nhối cho không ít các doanh nghiệp dệt may là lao động. Hồi đầu năm, do ảnh hưởng của suy thoái, không ít nhà máy đã cắt giảm công nhân. Công nhân ngành dệt may chủ yếu là dân các tỉnh đổ về kiếm sống, khi bị cắt giảm lao động họ đã về quê hoặc chuyển sang các ngành khác tìm kế sinh nhai. Vậy nên, khi nhận những đơn hàng mới, các doanh nghiệp không khỏi đau đầu vì thiếu lao động.
Nếu khó khăn về lao động sớm được giải quyết, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam có thể tiềm vọng đạt 9,1 triệu USD trong năm nay.
Nguồn: http://cafef.vn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)