Những lưu ý khi xuất khẩu hàng thủy sản đông lạnh sang Hồng Kông
22/12/2009 12:00
Tất cả cá biển đông lạnh phải được cập cảng và bán cho các nhà bán buôn tại các chợ đầu mối bán buôn được điều hành bởi Tổ chức Marketing thuỷ sản.
Bên cạnh các quy định pháp lý, theo Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) - Bộ Công Thương, khi xuất khẩu hàng thuỷ sản đông lạnh sang Hồng Kông, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải chú ý đến các những quy định phi luật định của thị trường này.
Cụ thể, tất cả cá biển đông lạnh (không tính các loại có vỏ tươi sống, hải sản biển và cá trung chuyển) phải được cập cảng và bán cho các nhà bán buôn tại các chợ đầu mối bán buôn được điều hành bởi Tổ chức Marketing thuỷ sản.
Trừ khi có một giấy phép được cấp bởi giám đốc về Marketing, không loại cá tươi nào được vận chuyển trên đất liền hoặc đường thuỷ của Hồng Kông vượt quá 60kg.
Bất cứ người nào vi phạm quy định trên sẽ bị phạt với mức phạt tiền lên đến 10.000 đô la Hồng Kông và giam tù 6 tháng.
Đặc biệt, Điều 59 (1) của Sắc lệnh về Y tế cộng đồng và các dịch vụ quốc gia cho phép Cục Thực phẩm và Vệ sinh môi trường có quyền đưa ra các thủ tục đặc thù cho việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu.
Hiện nay, khi các sản phẩm hải sản ủy thác cập cảng nhập ở Hồng Kông sẽ được Cục này kiểm tra và lấy mẫu. Nếu các nhà nhập khẩu không thể xuất trình giấy chứng nhận y tế trong quá trình kiểm tra, Cục sẽ lấy mẫu từ từ các hàng hóa này để kiểm tra trước khi trả hàng.
Cục Thực phẩm và Vệ sinh môi trường Hồng Kông (FEHD) đã đưa ra một quy tắc ứng xử bao gồm những quy định tối thiểu về nhập khẩu và bán các loại thủy sản để tiêu thụ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đặc biệt là ngăn chặn và kiểm soát chất độc ciguatera trong cá.
Quy tắc này áp dụng với tất cả nhà nhập khẩu, bán buôn (gồm cả những trang trại nuôi cá ở nội địa Hồng Kông) và cửa hàng bán lẻ (gồm các nhà hàng bán cá tươi sống).
Nhập khẩu và tiêu thụ cá biển sử dụng cho người cần phải qua các biện pháp phòng ngừa và kiểm sóat chất độc Ciguatera trong cá. Chất độc Ciguatera trong cá được ghi nhận xuất hiện liên tục ở Hồng Kông, đôi khi thành những đợt bùng phát lớn.
Độc tố này chủ yếu xuất hiện khi sử dụng các loại cá ăn san hô đá. Loại cá này tích tụ độc tố này trong cơ thể, đặc biệt trong các nội tạng do đó khi ăn các loại cá nhỏ, con người sẽ ăn chính tảo độc ở những vùng san hô đá. Nhìn chung, lượng cá càng nhiều thì mức độc tố càng cao.
Để có thể thực hiện các biện pháp quản lý nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp phát hiện cá nhiễm độc, các nhà nhập khẩu, nhà bán buôn và bán lẻ nên giữ lại những bằng chứng chính xác về việc cung cấp và phân phối tất cả các loại cá biển với chi tiết về nguồn gốc, điểm đến, phân phối, khối lượng, loại cá, tên và địa chỉ người mua, nhà phân phối trong ít nhất 60 ngày kể từ ngày giao dịch. Các bằng chứng này sẽ giúp ích cho việc giám định của các nhân viên chính phủ khi cần.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)