Những thách thức khi xuất khẩu hàng sang thị trường EU
20/01/2010 12:00
Thiếu vốn, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và giá cả ngày càng khắt khe, thay đổi phương thức thành toán, nghiên cứu thị trường còn thấp,.. là những thách thức các nhà XK hàng sang thị trường EU.
Bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) đã chia sẽ những trở ngại trong các phương thức tiếp cận thị trường tiềm năng EU đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong hội thảo do Eurocham tổ chức ngày 15/01/2010 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Theo bà Hồng Thu khó khăn đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam là vốn. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng nội thất của Việt Nam sang EU chiếm khoảng 2% kim ngạch nhập khẩu vào EU của tất cả các nước. Vì vậy thị trường EU đối với ngành nội ngoại thất, đồ gỗ của Việt Nam là rất lớn.
Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của Việt Nam là hạn chế do chưa có vốn lớn để mở rộng nhà xưởng hoặc đầu tư quy mô máy móc hiện đại có thể làm ra những sản phẩm chất lượng cao với công suất lớn.
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong năm 2009 là khoảng 2,7 - 2,8 tỷ USD, xuất khẩu vào EU chiếm 28-30%, trong đó tỷ trọng hàng ngoại thất cao (truyền thống trước đây).
Trong khi đó, thời tiết EU khắc nghiệt cùng với khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến nhu cầu hàng ngoại thất, giảm hơn 50%. Đây chính là khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ ngoại thất.
Yêu cầu chất lượng của khách hàng ngày càng tăng, trong khi giá không tăng hoặc giảm xuống. Trong thực tế chi phí nhân công Việt Nam đang tăng, chi phí bao bì phụ liệu cũng tăng. Việc yêu cầu đảm bảo tính an toàn của sản phẩm, Việt Nam phải thực hiện gửi mẫu sang cho khách hàng kiểm tra, trong khi dây chuyền sản xuất hàng loạt cũng làm tăng chi phí sản xuất. Do đó, thách thức làm thế nào quản lý giá vốn hàng bán tốt, chi phi khác tốt.
Quy định tiêu chuẩn của EU làm cho sản phẩm của Việt Nam kém chất lượng. Đây là vấn đề nhạy cảm tuy nhiên một ví dụ cụ thể quy định về gỗ FSC. Sản phẩm gỗ có chứng nhận FSC đảm bảo rằng chúng được làm từ nguồn nguyên liệu bền vững, nguyên liệu có lợi cho môi trường.
Ở Đức, đây là một yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Nhưng đa phần gỗ có chứng nhận FSC đều là gỗ có xuất xứ là trà, keo, bạch đàn…Gỗ có vòng đời ngắn, MCD – tỷ trọng gỗ nhẹ, chất lượng gỗ không cao. Nên khi làm ra sản phẩm không thể dùng 5-10 năm mà chỉ dùng được 2-3 năm. Ngoài ra, quy định về keo trong ván nhân tạo cũng là trở ngại cho chất lượng sản phẩm.
Rủi ro về thương mại và thanh toán quốc tế. Trước đây các doanh nghiệp EU đồng ý đặt cọc trước cho doanh nghiệp bằng TT - Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc trả ngay hoặc mở LC trả ngay để doanh nghiệp mua nguyên liệu...trả bớt lương nhân công. Bây giờ các hệ thống siêu thị chuyển sang LC hoặc TT trả chậm sau khi chuyển hàng đi. Điều này làm tăng rủi ro trong thương mại. Nhiều khách hàng chỉ là trung gian mua hàng nên khó kiểm chứng được uy tín của khách hàng.
Xu hướng của khách hàng là mua hàng do nhà sản xuất tự thiết kế. Vòng đời của mẫu thiết kế mới khoảng 3 năm điều này cũng là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam do hiện nay đa phần thiết kế là copy (sao chép) và modify (chỉnh sửa) mẫu đã có sẵn.
Cuối cùng, khi có khó khăn phải thông báo ngay, không được đến khi gần sát hoặc đã xảy ra hậu quả rồi chúng ta giải thích “tại, vì, bởi”. Vì đối tác nước ngoài có văn hóa “Yes/No” không có “Tại, vì, bởi”.
Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp cho Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia,… do các nước này không được hưởng GSP.
Bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) đã chia sẽ những trở ngại trong các phương thức tiếp cận thị trường tiềm năng EU đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong hội thảo do Eurocham tổ chức ngày 15/01/2010 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Theo bà Hồng Thu khó khăn đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam là vốn. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng nội thất của Việt Nam sang EU chiếm khoảng 2% kim ngạch nhập khẩu vào EU của tất cả các nước. Vì vậy thị trường EU đối với ngành nội ngoại thất, đồ gỗ của Việt Nam là rất lớn.
Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của Việt Nam là hạn chế do chưa có vốn lớn để mở rộng nhà xưởng hoặc đầu tư quy mô máy móc hiện đại có thể làm ra những sản phẩm chất lượng cao với công suất lớn.
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong năm 2009 là khoảng 2,7 - 2,8 tỷ USD, xuất khẩu vào EU chiếm 28-30%, trong đó tỷ trọng hàng ngoại thất cao (truyền thống trước đây).
Trong khi đó, thời tiết EU khắc nghiệt cùng với khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến nhu cầu hàng ngoại thất, giảm hơn 50%. Đây chính là khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ ngoại thất.
Yêu cầu chất lượng của khách hàng ngày càng tăng, trong khi giá không tăng hoặc giảm xuống. Trong thực tế chi phí nhân công Việt Nam đang tăng, chi phí bao bì phụ liệu cũng tăng. Việc yêu cầu đảm bảo tính an toàn của sản phẩm, Việt Nam phải thực hiện gửi mẫu sang cho khách hàng kiểm tra, trong khi dây chuyền sản xuất hàng loạt cũng làm tăng chi phí sản xuất. Do đó, thách thức làm thế nào quản lý giá vốn hàng bán tốt, chi phi khác tốt.
Quy định tiêu chuẩn của EU làm cho sản phẩm của Việt Nam kém chất lượng. Đây là vấn đề nhạy cảm tuy nhiên một ví dụ cụ thể quy định về gỗ FSC. Sản phẩm gỗ có chứng nhận FSC đảm bảo rằng chúng được làm từ nguồn nguyên liệu bền vững, nguyên liệu có lợi cho môi trường.
Ở Đức, đây là một yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Nhưng đa phần gỗ có chứng nhận FSC đều là gỗ có xuất xứ là trà, keo, bạch đàn…Gỗ có vòng đời ngắn, MCD – tỷ trọng gỗ nhẹ, chất lượng gỗ không cao. Nên khi làm ra sản phẩm không thể dùng 5-10 năm mà chỉ dùng được 2-3 năm. Ngoài ra, quy định về keo trong ván nhân tạo cũng là trở ngại cho chất lượng sản phẩm.
Rủi ro về thương mại và thanh toán quốc tế. Trước đây các doanh nghiệp EU đồng ý đặt cọc trước cho doanh nghiệp bằng TT - Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc trả ngay hoặc mở LC trả ngay để doanh nghiệp mua nguyên liệu...trả bớt lương nhân công. Bây giờ các hệ thống siêu thị chuyển sang LC hoặc TT trả chậm sau khi chuyển hàng đi. Điều này làm tăng rủi ro trong thương mại. Nhiều khách hàng chỉ là trung gian mua hàng nên khó kiểm chứng được uy tín của khách hàng.
Xu hướng của khách hàng là mua hàng do nhà sản xuất tự thiết kế. Vòng đời của mẫu thiết kế mới khoảng 3 năm điều này cũng là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam do hiện nay đa phần thiết kế là copy (sao chép) và modify (chỉnh sửa) mẫu đã có sẵn.
Cuối cùng, khi có khó khăn phải thông báo ngay, không được đến khi gần sát hoặc đã xảy ra hậu quả rồi chúng ta giải thích “tại, vì, bởi”. Vì đối tác nước ngoài có văn hóa “Yes/No” không có “Tại, vì, bởi”.
Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp cho Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia,… do các nước này không được hưởng GSP.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115% (13/05/2025)
- Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ (12/05/2025)
- Nông sản Việt trước bài toán tiêu chuẩn, chất lượng của EU (12/05/2025)
- Tìm cách gia tăng nhập khẩu nông sản từ Mỹ (12/05/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu tại nhiều thị trường mới (12/05/2025)